tailieunhanh - Ebook Thiểu số cần tiến kịp đa số: Định kiến trong quan hệ tộc người ở Việt Nam: Phần 2
Phần 2 của cuốn sách "Thiểu số cần tiến kịp đa số: Định kiến trong quan hệ tộc người ở Việt Nam" trình bày một số nội dung về hậu quả của định kiến như: Chính sách và hệ quả; định kiến tộc người và tiếp cận dịch vụ xã hội; tự định kiến và sự ngoài lề hoá văn hoá, bản sắc, nội lực tộc người. Ngoài ra trong phần này cũng trình bày một số thảo luận như: Quan điểm vị chủng và tiến hóa luận, tác động của diễn ngôn trên truyền thông, tác động của chính sách. . | Hậu quả của định kiến nghiên cứu trường hợp Xác định hậu quả của định kiến là một vấn đề không đơn giản bởi thiếu bằng chứng về mối liên hệ trực tiếp giữa định kiến và hệ quả. Tuy nhiên có thể nhận thấy chính do những quan niệm định khuôn mặc định những giá trị tiêu cực về người DTTS đã dẫn đến một số chính sách liên quan đến DTTS như chính sách định canh - định cư chính sách khuyến nông theo hướng xóa bỏ nương rẫy giới thiệu lúa nước và các cây trồng ở miền xuôi chính sách văn hóa xóa bỏ các hủ tục xây dựng nhà văn hóa phát triển y tế thôn bản chính sách đưa người Kinh lên vùng dân tộc để xây dựng kinh tế mới . Các chính sách này đều được xây dựng dựa trên những quan điểm của những người làm chính sách người Kinh về người DTTS. Tìm hiểu tác động của một số chính sách cụ thể lên người DTTS cũng như khả năng tiếp cận của họ đối với các dịch vụ xã hội do người Kinh triển khai cũng có thể phần nào hiểu được hệ quả của định kiến . Mặt khác từ phía cộng đồng bản thân định kiến tộc người có thể dẫn đến sự tự định kiến thiếu động lực để vươn lên. Để có thể hiểu rõ hơn về hậu quả của định kiến ở đây chúng tôi mô tả nghiên cứu trường hợp ở hai cộng đồng DTTS cụ thể người Dao ở Chợ Mới và người Raglai ở Ninh Thuận trên ba phương diện tác động của chính sách định canh định cư đối với hai cộng đồng này tiếp cận dịch vụ xã hội và quan niệm tự thân của người DTTS. Do là nghiên cứu trường hợp nên chắc chắn những kết quả này chưa thể hoàn toàn đại diện cho các vấn đề của các cộng đồng DTTS ở Việt Nam nhưng ít nhất cũng cho thấy một bức tranh cụ thể về những tương tác nhiều chiều giữa các nhân tố kiến thức và quan niệm của người làm chính sách và thực thi chính sách kết quả của chính sách và những phản hồi từ chính các đối tượng chính sách. . Chính sách và hệ quả Ở Việt Nam canh tác nương rẫy bị coi là một loại hình kinh tế nguyên thuỷ phá hoại môi trường là nguyên nhân của sự nghèo I 75 đói năng suất thấp và lạc hậu du cư 25. Xã hội của các cư dân canh tác nương rẫy vì
đang nạp các trang xem trước