tailieunhanh - Phương pháp khai thác Atlat địa lý Việt Nam phần địa hình

Để mô tả được địa hình học sinh cần nắm chắc các kĩ năng xác định phương hướng, đo đạc, tính toán khoảng cách, độ cao sẽ giúp các em mô tả địa hình trên bản đồ một cách dễ dàng. | + Hệ quả của Tân kiến tạo còn tạo ra cho địa hình Việt Nam có tính phân bậc rõ rệt là do vận động nâng cao diễn ra không liên tục mà theo nhiều đợt với những pha nâng và pha yên tĩnh xen kẽ nhau, các bậc địa hình được nhận biết qua độ cao sàn sàn của các đỉnh núi thuộc cùng một bậc vì chúng là di tích sót lại của một bề mặt san bằng cổ. Từ cao xuống thấp ta gặp những bậc địa hình chính: Các đỉnh núi sót từ 2500-2600m trở lên, 2100-2200m của các bán bình nguyên cổ nhất( bán bình nguyên Palêôgen), bậc 1500-1800m của bán bình nguyên chu kì I, bậc 1000-1400 của bán bình nguyên chu kì II, bậc 600-900m của chu kì III, bậc 200-600m của chu kì IV, bậc 25-200mcủa chu kì V các bậc của chu kì VI chỉ là những bậc thềm sông, thềm biển hiện nay cao 10-20m và 2-5m. Do các đợt nâng lên khá liên tục còn các pha yên tĩnh lại ngắn cho nên ở nước ta ít có các bề mặt san bằng rộng. Trong các bậc địa hình thì bậc địa hình từ 200-600m chiếm diện tích rộng nhất sau đến bậc 600-900m vì vậy cảnh quan đồi núi thấp là phổ biến nhất ở nước ta.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN