tailieunhanh - Triết lý giáo dục Khổng Tử và sự tương thích đối với quá trình xây dựng con người mới ở nước ta - ThS. Trần Thị Thanh Tâm, ThS. Nguyễn Thị Tâm

Bài viết "Triết lý giáo dục Khổng Tử và sự tương thích đối với quá trình xây dựng con người mới ở nước ta" tập trung phân tích triết lý giáo dục Khổng Tử về vai trò của giáo dục, mục đích giáo dục, phương pháp giáo dục, tính tương thích của triết lý giáo dục Khổng Tử trong công cuộc giáo dục đạo đức cho con người mới ở nước ta. nội dung chi tiết. | Bản tin khoa học TRIẾT LÝ GIÁO DỤC KHỔNG TỬ VÀ SỰ TƯƠNG THÍCH ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI Ở NƯỚC TA - ThS. Trần Thị Thanh Tâm - ThS. Nguyễn Thị Tâm Bộ môn Lý luận chính trị 3rong xã hội hiện đại giáo dục trở thành vấn đề tồn vong của một quốc gia. Đảng và Nhà nước ta luôn ý thức rất rõ về tầm quan trọng của giáo dục nhà trường nói riêng và giáo dục đào tạo nói chung. Văn kiện đại hội Đảng lần thứX viết Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu là nền tảng và động lực thúc đầy công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước . r Mặt khác với xu thế ngày càng phẳng của thế giới việc tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại không còn là điều quá xa vời mà đã trở thành một tất yếu lịch sử. Xu hướng mở để phẳng tạo điều kiện cho sự hội nhập nhanh chóng những luồng tư tưởng khác nhau của thế giới song cũng là thách thức của sự lựa chọn sàng lọc gạn đục khơi trong cho phù hợp với tình hình của đất nước. Nền giáo dục Việt Nam phải tiếp cận được với những nền giáo dục trên thế giới ở nhiều phương diện khác nhau và lẽ dĩ nhiên không được bỏ qua những tinh túy được tích lũy trong kinh nghiệm giáo dục của nhân loại và triết lý giáo dục của Khổng Tử là một minh chứng. 1. Triết lý giáo dục của Khổng Tử a. Vai trò của giáo dục Đối với Khổng Tử vai trò quan trọng bậc nhất của giáo dục là cải tạo nhân tính. Chính vì vậy trong thuyết trung hòa trung dung của mình Khổng Tử đã chủ trương dùng đức trị để cai trị xã hội. Qua đó ông đề cao công việc giáo hóa xem đó là phương cách tốt nhất để bình ổn xã hội và tiến tới xây dựng một xã hội thái bình thịnh trị. Khổng Tử cho rằng Tính tương cận tập tương viễn 1 tức bản tính con người khi sinh ra là giống nhau không có sự khác biệt về phương diện này dù con người đó được sinh ra ở đâu hay tầng lớp nào trong xã hội sự khác biệt về tính cách nhân phẩm và trình độ của mỗi con người chỉ xảy ra khi những con người đó tham gia vào đời sống của xã hội với những ảnh hưởng từ môi trường sống và điều quan trọng là

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN