tailieunhanh - Gia nhập WTO và các tác động tới quản lý hoạt động ngân hàng thương mại - TS. Đỗ Thị Thủy

Thực trạng các ngân hàng thương mại trước khi gia nhập WTO, các cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng khi gia nhập WTO, tác động của việc gia nhập WTO đến quản lý hoạt động ngân hàng thương mại,. là những nội dung chính trong tài liệu "Gia nhập WTO và các tác động tới quản lý hoạt động ngân hàng thương mại". . | c/ Một số nhân tố ảnh hưởng đến thời gian tác động lên cán cân thương mại sau khi phá giá bao gồm: - Năng lực sản xuất hàng hóa thay thế nhập khẩu: Đối với các nền kinh tế đang phát triển (Việt Nam thuộc nhóm nước này), có một số hàng hóa các nền kinh tế này không thể sản xuất được hay có sản xuất được đi nữa thì chất lượng không tốt bằng hoặc giá cả có thể cao hơn. Vì vậy, mặc dù giá nhập khẩu có đắt hơn, người tiêu dùng cũng không thể lựa chọn hàng trong nước. Điều này làm kéo dài thời gian của hiệu ứng giá cả. - Tỷ trọng hàng hóa đủ tiêu chuẩn xuất khẩu: Đối với các nước đang phát triển, yêu cầu về chuẩn hàng hóa tham gia thương mại quốc tế cao, cho nên một sự phá giá tiền tệ làm cho khối lượng xuất khẩu tăng chậm hơn. Điều này làm cho hiệu ứng khối lượng ít có tác động đến cán cân thương mại hơn ở các nước đang phát triển. Vì vậy, tác động cải thiện cán cân thương mại của phá giá ở các nước phát triển thường mạnh hơn ở các nước đang phát triển. - Tỷ trọng hàng nhập khẩu trong giá thành hàng sản xuất trong nước: Nếu tỷ trọng này cao, giá thành sản xuất của hàng hóa trong nước sẽ tăng lên khi hàng nhập khẩu tăng giá. Điều này làm triệt tiêu lợi thế giá rẻ của hàng xuất khẩu khi phá giá. Cho nên, phá giá tiền tệ chưa hẳn đã làm tăng khối lượng hàng xuất khẩu. - Mức độ linh hoạt của tiền lương: Động thái phá giá tiền tệ thường làm chỉ số giá hàng tiêu dùng tăng lên. Nếu tiền lương linh hoạt, nó sẽ tăng theo chỉ số giá. Điều này làm tăng chi phí sản xuất, từ đó làm cho giá hàng trong nước giảm bớt lợi thế có được từ phá giá tiền tệ. - Tâm lý người tiêu dùng và thương hiệu quốc gia của hàng hóa trong nước: Nếu người tiêu dùng trong nước có tâm lý sùng hàng ngoại, thì một sự đắt lên của hàng nhập và sự rẻ đi của hàng trong nước có tác động đến hành vi tiêu dùng của họ, họ sẽ tiếp tục sử dụng hàng nhập mặc dù giá có đắt hơn. Tiếp theo, mức độ gia tăng số lượng hàng xuất khẩu phụ thuộc vào sự tin tưởng và ưa chuộng hàng hóa xuất khẩu của người tiêu dùng nước ngoài

TỪ KHÓA LIÊN QUAN