tailieunhanh - Lý thuyết tài chính công: Thực trạng nợ công tại Việt Nam giai đoạn 2007-2012

Với kết cấu nội dung gồm 3 chương tài liệu lý thuyết tài chính công "Thực trạng nợ công tại Việt Nam giai đoạn 2007-2012" giới thiệu đến các bạn thực trạng nợ công tại Việt Nam từ 2007-2012, giải pháp giải quyết nợ công tại Việt Nam. Với các bạn đang học chuyên ngành Tài chính ngân hàng thì đây là tài liệu tham khảo hữu ích. | Nợ công là một phần quan trọng và không thể thiếu trong tài chính của mỗi quốc gia. Từ những nước nghèo nhất ở châu Phi đến những quốc gia đang phát triển như Việt Nam, Campuchia hay những cường quốc giàu có với trình độ phát triển cao như Mĩ, Nhật, EU thì đều phải đi vay để phục vụ cho các nhu cầu chi tiêu và sử dụng của chính phủ nhằm các mục đích khác nhau. Nợ công cần phải được sử dụng hợp lý, hiệu quả và quản lí tốt, nếu không thì khủng hoảng nợ công có thể xảy ra với bất cứ quốc gia nào tại bất kì thời điểm nào và để lại những hậu quả nghiêm trọng. Trong bối cảnh nước ta đang tích cực thực hiện kế hoạch tái cấu trúc nền kinh tế quốc dân, vấn đề nợ công cần được đặt ra và giải quyết một cách sáng suốt và thỏa đáng, vì tương lai phát triển của nền kinh tế và của đất nước. Theo thống kê của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia thì tổng nợ công của Việt Nam năm 2007 là 33,8% GDP đến cuối năm 2011 thì tỷ lệ này nâng lên GDP. Tốc độ tăng nhanh như vậy là một điều đáng báo động với một nền kinh tế nhỏ, đang phát triển, phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu nông sản và sản phẩm ngành công nghiệp nhẹ như nước ta. Từ thực trạng đó đặt ra nhiều câu hỏi: Tình hình nợ công và quản lí nợ công ở Việt Nam trong 5 năm trở lại đây như thế nào? Những điểm đạt được và những mặt hạn chế cần khắc phục ra sao để từ đó đưa ra các giải pháp và đề xuất nhằm quản lí có hiệu quả nợ công ở Việt Nam? Đó cũng là những nội dung chính sẽ được đề cập trong bài thuyết trình của nhóm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN