tailieunhanh - Bài giảng chuyên đề: Sinh lý học về máu

Sau khi học xong chuyên đề "Sinh lý học về máu" người học nắm được những kiến thức có liên quan như: Quá trình tạo máu; hồng cầu; bạch cầu; nhóm máu; cầm máu. Hy vọng tài liệu là nguồn thông tin hữu ích cho quá trình học tập và nghiên cứu của các bạn. | BÀI GIẢNG CHUYÊN ĐỀ SINH LÝ HỌC VỀ MÁU 1 MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ Sau khi học xong chuyên đề Sinh lý học về máu người học nắm được những kiến thức có liên quan như Quá trình tạo máu Hồng cầu Bạch cầu Nhóm máu Cầm máu. 2 NỘI DUNG I. ĐẠI CƯƠNG Máu được tim bơm vào hệ thống mạch máu và đi khắp cơ thể. Trong công tác chăm sóc sức khoẻ máu đặc biệt được quan tâm vì có nhiều xét nghiệm chẩn đoán được thực hiện trên máu. Máu được cấu tạo bởi huyết tương và thành phần hữu hình. Huyết tương là thành phần dịch chiếm 55-60 . Huyết tương gồm nước và các chất hoà tan trong đó chủ yếu là các loại protein ngoài ra còn có các chất điện giải chất dinh dưỡng enzym hormon khí và các chất thải. Thành phần hữu hình chiếm 40-45 gồm hồng cầu bạch cầu và tiểu cầu. Sự hiện diện của các thành phần hữu hình và protein làm máu có độ quánh gấp năm lần so với nước. Máu có độ pH khoảng 7 35-7 4 tùy thuộc vào lượng CO2 trong máu. Về khối lượng máu chiếm khoảng 8 so với toàn cơ thể. Máu lưu thông trong hệ mạch và có ba chức năng chính như sau Vận chuyển - Máu vận chuyển khí O2 và khí CO2. - Vận chuyển chất dinh dưỡng các sản phẩm đào thải. - Vận chuyển hormon từ tuyến nội tiết đến các tế bào đích. - Ngoài ra máu còn vận chuyển nhiệt. Bảo vệ - Máu có thể chống lại các vi sinh vật gây bệnh và các độc tố. - Có thể chống mất máu khi tổn thương thành mạch nhờ quá trình cầm máu. Điều hoà - Máu tham gia điều hoà pH nội môi thông qua hệ thống đệm của nó. - Điều hoà lượng nước trong tế bào thông qua áp suất thẩm thấu keo của máu. Máu còn tham gia điều nhiệt.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN