tailieunhanh - Ôn thi trung phổ thông môn toán: Chuyên đề Tìm tiếp tuyến và cực trị ( Phần 1)
Khảo sát vẽ đồ thị, tìm cực trị, tiếp tuyến luôn là những phần bị "điểm danh" đầu tất cả các đề thi tốt nghiệp THPT và thi Đại học. Tìm cực trị, tiếp tuyến rất dễ lấy điểm nếu chúng ta biết nắm vững lý thuyết. | Ôn thi THPT môn Toán: Chuyên đề "Tìm tiếp tuyến và cực trị" (Phần 1) Thứ tư, 17/04/2013, 23:13 GMT+7 Khảo sát vẽ đồ thị, tìm cực trị, tiếp tuyến luôn là những phần bị "điểm danh" đầu tiên trong tất cả các đề thi tốt nghiệp THPT và thi Đại học. Ôn thi THPT môn Toán: Chuyên đề "Tìm tiếp tuyến và cực trị" (Phần 2) Tìm cực trị, tiếp tuyến rất dễ lấy điểm nếu chúng ta biết nắm vững lý thuyết. Ở phần 1, xin giới thiệu với các bạn 1 vài dạng bài tập cơ bản về tìm tiếp tuyến. Những dạng bài tập tìm cực trị sẽ nằm ở phần thứ 2. Nào, cùng ôn lại một vài điểm lý thuyết và công thức cơ bản của bài tập tìm tiếp tuyến nhé. Tiếp tuyến là đường thẳng tiếp xúc ở một điểm với một đường hay một mặt. Điều kiện để một đường thẳng tiếp xúc đồ thị là hệ sau có nghiệm Sau đây là một số dạng đề cơ bản về tìm tiếp tuyến Dạng 1: Cho đường cong (C): y=f(x) và M (x0, y0). Viết phương trình tiếp tuyến tại M (a0,b0) thuộc (C) cách giải: Tính y=f(x) suy ra f’(x0) Thay vào công thức y-y0=f’(x0)(x-x0) Dạng 2: Cho đường cong (C): y=f(x). Viết phương trình tiếp tuyến của (C) có hệ số góc k đã biết. cách giải: Gọi M(x0,y0) là tiếp điểm Giải phương trình: f’(x0)=k tìm x0 y0=f(x0) thay vào phương trình y-y0=k(x-x0) Dạng 3: Cho đường cong (C): y=f(x) và M(x0,y0). Viết phương trình tiếp tuyến của (C), biết tiếp tuyến đó đi qua M(x0,y0) Cách giải: Giả sử tiếp tuyến cần tìm có dạng: y=k(x-x0)+y0 (1). khi đó hệ phương trình sau có nghiệm: f(x)=k(x-x0)+y0 và f’(x)=k {Hệ pt (2)} Giải (2) tìm được k, có k thay vào (1) Chúng ta hãy cùng áp dụng để giải 5 bài tập mẫu sau đây nhé: Đáp án và lời giải, các bạn cùng theo dõi và rút ra những kinh nghiệm cho mình nhé:
đang nạp các trang xem trước