tailieunhanh - ĐỒNG DAO và TRÒ CHƠI TRẺ CON

Tham khảo tài liệu 'đồng dao và trò chơi trẻ con', tài liệu phổ thông, ngữ văn - tiếng việt phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Chơi Chong chóng tranh Võ Đình UNICEF 63 Trần thị LaiHồng ĐÒNG DAO . và TRÒ CHƠI TRẺ CON Tranh minh họa dân gian của Henry Oger và Võ Đình Đồng dao đồng diêu câu hát chơi con nít hay hát. Đó là định nghĩa đơn giản nhất của Huình Tịnh Paulus Của trong Đại Nam Quấc Âm Tự Vị cuốn tự điển đầu tiên của Việt Nam xuất bản năm 1895 tại Sàigòn. 36 năm sau Ban Văn học Hội Khai Trí Tiến Đức khởi thảo Việt Nam Tự Điển Mặc Lâm xuất bản tại Hà Nội năm 1931 và Nhà In Imprimarie Trung Bắc Tân Văn phát hành cũng định nghĩa ngắn gọn. Đồng dao câu hát trẻ con. Hơn thế kỷ sau tức là cả 103 năm sau Đại Từ điển Tiếng Việt của Nguyễn Như Ý do Bộ Giáo dục và Đào tạo Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam nhà xuất bản Văn hóa Thông tin phát hành năm 1998 định nghĩa đồng dao lời hát truyền miệng của trẻ con nhưng không đưa ra một câu nào. Đồng dao được truyền từ đời này tiếp đời nọ vùng này qua vùng kia có khi thay đổi có khi sai lạc có khi thất truyền và bị quên lãng. Tác giả hẩu hết vô danh hay nói đúng hơn chính dân gian là tác giả. Dạy con từ thuở lên ba nhưng từ lúc lọt lòng mẹ qua ba tháng biết lẩy bẩy tháng biết bò cho đến khi lổm ngổm tập ngồi bi bô tập nói lựng chựng bước đi với Việt Nam ta tiếp nối lời mẹ ru đồng dao giữ phần quan trọng trong giáo dục gia đình chuẩn bị cho trẻ đến trường với khoa sư phạm áp dụng phương pháp giúp trẻ con vừa vui chơi giải trí vừa học hỏi phát triển các khả năng cơ thể và mở mang trí tuệ. Hát mà chơi. Hát mà học. Hát chơi mà học thật. Thuở ban đầu đồng dao chỉ được truyền miệng nhưng nhờ ngắn gọn đơn giản ba bốn hoặc năm chữ có khi ngô nghê nhưng vần điệu tiết tấu nhịp nhàng nên rất dễ hiểu dễ nhớ. Về sau rất nhiều bài đồng dao được đặt nhạc nên được phổ biến rộng rãi. Trong hàng trăm bài đồng dao truyền miệng và hàng ngàn bản nhạc chúng tôi chỉ nêu một số bài đồng dao truyền miệng từ Bắc qua Trung vào Nam còn nhớ hoặc tìm tòi sưu tầm được và đồng dao được phổ nhạc cùng một số nhạc phụ lục. Chuyện bổ túc theo đà tiếp nối .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN