tailieunhanh - Giáo trình mô đun Trồng mới Điều - MDD02: Nghề trồng điều

Giáo trình mô đun Trồng mới Điều - MDD02: Nghề trồng điều giới thiệu các kiến thức về điều kiện khí hậu, đất đai với cây điều, các yêu cầu kỹ thuật cần có trong các bước trồng mới điều và chăm sóc ngay sau trồng nhằm đảm bảo cho cây điều có sức sinh trưởng, phát triển tốt về sau. | BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TRỒNG MỚI ĐIỀU Mã số MĐ02 NGHỀ TRỒNG ĐIỀU Trình độ Sơ cấp nghề TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU MĐ02 LỜI GIỚI THIỆU Cây điều thuộc nhóm cây công nghiệp có dầu sống lâu năm. Các sản phẩm thu hoạch và chế biến từ cây điều rất phong phú đa dạng và trên hết là nhân hạt điều là mặt hàng xuất khẩu lớn của đất nước. Từ năm 1996 đến nay Việt Nam luôn là nước đứng đầu về xuất khẩu điều nhân. Tuy nhiên nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy chế biến điều luôn thiếu hụt và phải nhập điều thô hàng năm từ các nước khác. Cây điều là loại cây có thể trồng được trên nhiều loại đất và khí hậu khác nhau và được coi là cây xóa đói giảm nghèo cho nhiều vùng sản xuất nông nghiệp. Nhưng để sản xuất bền vững và có hiệu quả kinh tế cao hơn người trồng điều cần được đào tạo dạy nghề theo các chương trình phù hợp. Chương trình đào tạo nghề Trồng điều cùng với bộ giáo trình được biên soạn đã tích hợp những kiến thức kỹ năng cần có của nghề đã cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất tại vườn điều các địa phương có khí hậu nhiệt đới hai mùa mưa nắng có thể coi là cẩm nang cho người đã đang và sẽ tiếp tục hành nghề trồng điều. Bộ giáo trình gồm 5 quyển 1 Nhân giống điều 2 Trồng mới điều 3 Chăm sóc điều 4 Phòng trừ sâu bệnh hại điều 5 Thu hoạch và bảo quản hạt điều Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận sự hợp tác giúp đỡ của Phòng Nghiên cứu Cây Công nghiệp thuộc Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam đồng thời chúng tôi cũng nhận được các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học cán bộ kỹ thuật của các Trường khối nông nghiệp Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ

TỪ KHÓA LIÊN QUAN