tailieunhanh - Chuyên đề tốt nghiệp: Điều tra tình hình chăn nuôi và dịch bệnh của đàn lợn tại xã Hàm Tử, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên

Việt Nam là một nước nông nghiệp. Nông nghiệp giữ một vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Cùng với trồng trọt, ngành Chăn nuôi nói chung và ngành Chăn nuôi lợn nói riêng đang trên đà phát triển và dần trở thành ngành chính trong nền kinh tế nông nghiệp. | Chu kỳ động dục của lợn nái được điều khiển bởi thần kinh và nội tiết tố của vùng dưới đồi (Hupothalamus), tuyến Yên và buồng trứng theo cơ chế điều hòa ngược. Khi các nhân tố như ánh sáng mùi vị, nhiệt độ, tác động tới các cơ quan thính giác, vị giác, khứu giác thì tín hiệu được truyền vào vỏ não và đưa tới vùng dưới đồi. Tại đây giải phóng hormon GRH (Gonandotropine Releaser Hormon), kích thích nên thùy trước tuyến yên giải phóng ra FSH (Foliculine Stimulin Hormon) và LH (Lutein Hormon). FSH kích thích sự phát triển của buồng trứng còn LH kích thích quá trình rụng trứng. Tác động đồng thời của LH và FSH làm cho bao noãn chín và rụng trứng. Trong quá trình bao noãn tiết ra Oestrogen chứa đầy trong xoang bao noãn. Hàm lượng hormon này trong máu tăng từ 64 – 112mg%. Hormon này kích thích con vật gây ra hiện tượng động dục, cơ quan sinh dục biến đổi, âm đạo hé mở, sừng tử cung ống dẫn trứng tăng sinh tạo điều kiện cho sự làm tổ của hợp tử sau này. Đến cuối chu kỳ động dục oestrogen lại kích thích nên tuyến yên tiết LH giảm tiết FSH. Khi LH được tiết ra nó kích thích làm cho trứng chín và rụng trứng. Tại vị trí rụng trứng, mạch quản và tế bào sắc tố vàng phát triển hình thành thể vàng.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.