tailieunhanh - Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa chất: Nghiên cứu xâm nhập mặn nước dưới đất trầm tích đệ tứ vùng Nam Định

Luận án Tiến sĩ Địa chất với đề tài "Nghiên cứu xâm nhập mặn nước dưới đất trầm tích đệ tứ vùng Nam Định" chuyên ngành Kỹ thuật địa chất của Hoàng Văn Hoan nhằm mục đích nghiên cứu quá trình hình thành thấu kính nước nhạt; xác định hiện trạng phân bố mặn-nhạt NDĐ; xác định cơ chế XNM tầng chứa nước (TCN) Pleistocen (qp); đánh giá vai trò của các cơ chế trong quá trình xâm nhập mặn. Sau đây là bản tóm tắt của luận án. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHÁT HOÀNG VĂN HOAN NGHIÊN CỨU XÂM NHẬP MẶN NƯỚC DƯỚI ĐÁT TRẦM TÍCH ĐỆ TỨ VÙNG NAM ĐỊNH Ngành Kỹ thuật địa chất Mã số TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA CHẤT Hà Nội - 2014 Công trình được hoàn thành tại Bộ môn Địa chất Thủy văn Khoa Địa chất Trường Đại học Mỏ - Địa chất NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1 . Phạm Quý Nhân Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội 2 . Flemming Larsen Cục Địa chất Đan Mạch Phản biện 1 Đoàn Văn Cánh Hội Địa chất Thủy văn Việt Nam Phản biện 2 Nguyễn Văn Hoàng Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Phản biện 3 Nguyễn Hồng Đức Trường Đại học Xây dựng Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường tại Trường Đại học Mỏ - Địa chất Vào . ngày . tháng. năm. Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện Thư viện Quốc Gia Hà Nội hoặc Thư viện Trường đại học Mỏ - Địa chất 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Việt Nam có đường bờ biển dài hơn khu vực ven biển là nơi tập trung dân cư kinh tế giao thông quan trọng của đất nước. Nằm ở phía đông nam đồng bằng Bắc Bộ ĐBBB trên địa bàn một số huyện thuộc tỉnh Nam Định và Ninh Bình tồn tại thấu kính nước dưới đất NDĐ nhạt trong trầm tích Kainozoi. Nguồn NDĐ này đang được khai thác để phục vụ cho ăn uống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong vùng. Trữ lượng khai thác tiềm năng không lớn nhưng nhu cầu khai thác lớn mực nước có xu hướng hạ thấp đáng kể 0 5 0 7m năm . Nguy cơ xâm nhập mặn XNM đã và đang diễn ra do các hoạt động khai thác NDĐ. Do vậy cần phải nghiên cứu sự phân bố hình thành biến đổi chất và lượng của thấu kính nước nhạt này nhằm phục vụ khai thác bền vững đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của địa phương. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích - Nghiên cứu quá trình hình thành thấu kính nước nhạt - Xác định hiện trạng phân bố mặn-nhạt NDĐ - Xác định cơ chế XNM tầng chứa nước TCN Pleistocen qp - Đánh giá vai trò của các cơ chế trong quá trình xâm nhập mặn. Nhiệm vụ Nghiên cứu cấu

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN