tailieunhanh - Giáo trình Hóa sinh: Phần 1 - Đỗ Quý Hai

Giáo trình nhằm cung cấp cho sinh viên các ngành, chuyên ngành liên quan đến sinh học những kiến thức cơ bản về cấu tạo và thành phần hóa học của các sinh chất, mối liên quan giữa cấu trúc và chức năng, các quá trình chuyển hóa của chúng và năng lượng trong cơ thể sinh vật. Giáo trình Hóa sinh: Phần 1 gồm nội dung từ chương 1 đến chương 5, trình bày về saccharide, lipid, protein, nucleic acid, vitamin. Mời bạn đọc cùng tham khảo. | ĐỖ QUÝ HAI CHỦ BIÊN - NGUYỄN BÁ LỘC TRẦN THANH PHONG - CAO ĐĂNG NGUYÊN GIÁO TRÌNH HÓA SINH NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC HUẾ 11 Mở đầu 1. Lịch sử đối tượng nhiệm vụ của hoá sinh Ở thế kỷ XIX khi mà hoá học phát triển như vũ bão thì ở ranh giới giữa sinh học và hoá học đã xuất hiện một lĩnh vực khoa học mới nhằm nghiên cứu thành phần hoá học của cơ thể sống và những quá trình chuyển hoá hoá học của các chất và của năng lượng trong quá trình hoạt động sống xảy ra trong cơ thể của chúng. Lĩnh vực khoa học này được gọi là hoá học sinh vật hoặc vắn tắt hơn- hoá sinh học biochemistry . Có thể nói rằng hoá sinh học là một phần lĩnh vực của khoa học cuộc sống. Nhiệm vụ của chúng nhằm nghiên cứu các hiện tượng sống bằng các phương pháp hoá học. Đây là một khoa học trẻ tuổi của thế kỷ XX đang trên đà phát triển mạnh mẽ và đang xâm nhập vào nhiều lĩnh vực mũi nhọn của sinh vật học y học và nông học. Hoá sinh học mới trở thành một khoa học độc lập vào nửa sau thế kỷ thứ XIX mặc dầu ngay từ thời thượng cổ con người đã làm quen với nhiều quá trình hoá sinh học trong cuộc sống hàng ngày của họ nấu rượu nướng bánh mì thuộc da làm dấm tương nước mắm. . Tuy vậy chỉ mới gần đây tất cả mọi quá trình sinh học này mới được nghiên cứu một cách khoa học và được giải thích một cách đầy đủ. Có thể nói sự xuất hiện môn hoá sinh học là kết quả tất yếu của sự phát triển và phối hợp giữa hoá học và sinh vật học. Tính chất và phương hướng của hoá sinh học là nghiên cứu trên cơ thể sống tìm ý nghĩa chức phận của tất cả mọi thành phần mọi sản phẩm chuyển hoá trên cơ sở đó tìm hiểu sâu về - Mối liên quan giữa quá trình hoá học và sinh vật học. - Mối liên quan giữa cấu trúc và chức năng sống của các cơ quan trong cơ thể. - Cơ chế điều hoà toàn bộ quá trình sống. Tuỳ theo đối tượng nghiên cứu mà người ta phân chia hoá sinh học thành hoá sinh động vật hoá sinh thực vật hoá sinh vi sinh vật và y hoá sinh. Trên mỗi đối tượng hoá sinh nghiên cứu song song hai mặt tĩnh và động . Việc nghiên cứu các chất có trong .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN