tailieunhanh - Cánh diều và trò chơi thả diều
Diều là một trò chơi thú vị, hấp dẫn, có từ lâu đời. Những năm gần đây, diều được phục hồi và cải tiến, xuất hiện nhiều kiểu, nhiều vẻ, rất đẹp mắt. Nhiều địa phương tổ chức thi diều, triển lãm diều, thu hút đông người tham dự. Nhưng, diều không chỉ là một trò chơi mà còn là một phong tục cổ truyền có nhiều ý nghĩa sâu xa. Tục thả diều phổ biến ở nhiều nước Đông Nam Á từ Thái Lan, Campuchia, Lào, Nam Trung Quốc (vốn thuộc cơ tầng văn hóa Đông - Nam Á),. | Cánh diều và trò chơi thả diều diều là một trò chơi thú vị hấp dẫn có từ lâu đời. Những năm gần đây diều được phục hồi và cải tiến xuất hiện nhiều kiểu nhiều vẻ rất đẹp mắt. Nhiều địa phương tổ chức thi diều triển lãm diều thu hút đông người tham dự. Nhưng diều không chỉ là một trò chơi mà còn là một phong tục cổ truyền có nhiều ý nghĩa sâu xa. Tục thả diều phổ biến ở nhiều nước Đông Nam Á từ Thái Lan Campuchia Lào Nam Trung Quốc vốn thuộc cơ tầng văn hóa Đông - Nam Á Việt Nam cho đến các nước Đông - Nam Á hải đảo. Một tài liệu có niên đại 972 ghi rằng các vật thờ của người Khmer cổ gồm có chén a nhạc cụ lao và năm chiếu diều. Cũng ở Campuchia xưa kia khi có gió mùa đông Bắc các nhà sư thường thả một hoặc hai chiếu diều bay lơ lửng trên các chùa. Diều có gắn công cụ phát ra âm thanh. Việc thả diều có ý nghĩa cầu sự bình yên tốt lành. Hễ có chiếc diều bị rơi nhà chùa phải làm lễ xua đuổi tà ma và cầu an. Diều còn là một phong tục của vua chúa. Ban đêm vào kỳ sáng trăng vua và quần thần thả diều coi như là những vật dâng các đấng thần linh. Họ quan niệm tục thả diều là lễ cúng chiếc răng của Phật được cất giữ ở vương quốc của rắn thần Naga. Ở Thái Lan đôi khi người ta gắn vào diều một ngọn đèn tượng trưng cho ngôi sao và cũng có người đã ghép vào diều một mẩu vàng để giữ cho dây diều khỏi đứt và phải kéo nó về nếu nó rơi xa. Vì vậy vào dịp triều đình thả diều nhà vua phải ở ngoài trời suốt hai tháng và các quan phải theo dõi cẩn thận để cùng vua giữ cho diều khỏi đứt dây. Ở Thái Lan còn có tục đấu diều. Nhà vua trực tiếp tham dự cuộc đấu này. Người ta bố trí làm hai phe diều đực gọi là Kula diều cái là Pắc kao. Diều đực có nhiệm vụ làm đứt dây diều của đối phương. Diều cái có hình dáng nhỏ và thon theo hình thoi có đính những dải dài để quấn quanh dây của diều đực nhằm bảo vệ mình hạn chế sức công phá của diều đực. Diều giấy là biểu trưng của loài chim ăn thịt. Nhiều tộc có người có tên diều giấy trùng với tên loại chim nói trên. ở Campuchia diều giấy và chim diều .
đang nạp các trang xem trước