tailieunhanh - Áp dụng mô hình toán mô phỏng quá trình lan truyền dầu khi xảy ra sự cố tràn dầu tại vịnh Bái Tử Long - Vũ Duy Vĩnh

Bài viết "Áp dụng mô hình toán mô phỏng quá trình lan truyền dầu khi xảy ra sự cố tràn dầu tại vịnh Bái Tử Long" do Vũ Duy Vĩnh thực hiện nhằm đánh giá phạm vi và ảnh hưởng của dầu tràn ra vùng biển khu vực vịnh Bái Tử Long sau khi xảy ra sự cố tràn dầu, mô hình Delft3d đã được áp dụng để mô phỏng sự lan truyền và biến đổi của vệt dầu trong các trường hợp xảy ra sự cố tràn dầu. | . Trong pha triều lên, sau khi xảy ra sự cố, cùng với FO, DO, lượng dầu bám (SO-Sticking Oil) cũng có hướng phát triển từ điểm xảy ra sự cố về phía đông bắc của vịnh nhưng tốc độ chậm hơn; phạm vi không gian của nơi có dầu bám tăng chậm theo thời gian và mở rộng về phía đông bắc vịnh Bái Tử Long trong vòng 5 ngày đầu sau đó tiếp tục mở rộng xuống phía tây nam của vịnh; sau ngày thứ 10, lượng SO chìm xuống đáy vịnh đã tạo thành một dải nằm theo trục đông bắc tây nam, dải dầu này ít biến đổi theo không gian và thời gian (tính đến thời gian cuối cùng của mô hình là 27 ngày). Trường hợp xảy ra sự cố trong pha triều xuống, khu vực bị dầu bám lúc đầu có xu hướng mở rộng xuống phía tây nam của vịnh (trong 12 giờ đầu) nhưng rất chậm, sau đó do khối nước có FO và DO di chuyển về phía đông bắc nên vùng SO có hướng phát triển về phía đó; sau ngày thứ 2, lại mở rộng về phía tây nam của vịnh tạo thành một dải dầu chìm phân bố ít tập trung hơn (trong trường hợp xự cố xảy ra vào pha triều lên) nằm theo trục đông bắc-tây nam của vịnh; cũng như trong pha triều lên, dải dầu này ít biến đổi sau ngày thứ 10 xảy ra sự cố đến ngày thứ 27 (ngày cuối cùng của mô hình tính).

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.