tailieunhanh - Ebook Điều cốt lõi trong kinh doanh: Phần 2

Phần 2 của cuốn sách "Điều cốt lõi trong kinh doanh" cung cấp đến bạn đọc các nội dung như: Nguồn nhân lực - yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp và quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về sử dụng nhân lực; vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh "dĩ bất biến ứng vạn biến" trong quan hệ đối tác của doanh nghiệp; một số ý kiến về “Điều cốt lõi trong kinh doanh”; tri thức và sáng tạo của người doanh nhân là một trong những điều cốt lõi của doanh nghiệp ngày nay; . | Chương 14 NGUỒN NHÂN LỰC - YẾU TỐ QUAN TRỌNG THÚC ĐẨY Sự PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP VÀ QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ SỬ DỤNG NHÂN LựC TS. Phan Hồng Tâm Khoa QTKD - Trường ĐH Nguyễn Tất Thành Bất cứ doanh nghiệp công ty nhà sản xuất nào ở bất kỳ đâu cũng phải cần có một lực lượng lao động để có thể đáp ứng được nhu cầu cơ bản là duy trì được bộ máy sản xuất và nâng tầm phát triển năng lực của công ty doanh nghiệp mình. Hơn nữa nguồn nhân lực còn chính là một trong những yếu tố cốt yếu quyết định sự sống còn và phát triển của doanh nghiệp. Thế nhưng theo Viện Khoa học Lao động và Xã hội hơn một nửa chủ sử dụng lao động cho rằng kỹ năng của người lao động chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Trong đó 86 trong số các doanh nghiệp có từ 250 lao động trở lên gặp khó khăn khi muốn tìm lao động có kỹ năng. Với tình hình như vậy theo Báo cáo mới nhất của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO đưa ra cảnh báo về năng suất lao động của Việt Nam. Theo một nghiên cứu của ILO năng suất lao động của người lao động Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất ở châu Á - Thái Bình Dương thấp hơn Singapore gần 15 lần thấp hơn Nhật 11 lần và Hàn Quốc 10 lần. Thậm chí so với các nước láng giềng ASEAN có mức thu nhập trung bình vẫn có một khoảng cách lớn. Chẳng hạn kỹ năng đáp ứng công việc của lao động Việt Nam chỉ bằng 1 5 Malaysia và 2 5 Thái Lan. Xu hướng đáng chú ý là tốc độ tăng của NSLĐ giảm đi tại Việt Nam. Trong giai đoạn 2002-2007 năng suất lao động tăng trung bình 5 2 mỗi năm - mức cao nhất trong khu vực. Tuy nhiên kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 tốc độ tăng năng suất trung bình hàng năm của Việt Nam chậm lại chỉ còn 3 3 . Có rất nhiều nguyên nhân đưa đến tình hình trên trong đó phải kể đến nguyên nhân phương pháp sử dụng quản lý lao động của doanh nghiệp. Rất nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức đến việc quản lý phát triển đội ngũ lao động của doanh nghiệp mình chưa thấy trách nhiệm trong việc đào tạo nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Mặt khác theo CareerBuilder trang

TỪ KHÓA LIÊN QUAN