tailieunhanh - Luyện tập thái cực quyền
Bàn về luyện eo háng trong thái cực quyền, phương pháp luyện tập, một dụng cụ tập luyện có ích thái cực quyền là những nội dung chính trong tài liệu "Luyện tập thái cực quyền". nội dung tài liệu để nắm bắt nội dung chi tiết. | Lỏng và chặt có quan hệ chặt chẽ. Một số người nói lỏng mà không bàn đến chặt, là phiến diện. Chỉ có lỏng mà không có chặt là quay lưng lại với nguyên lý 'cương nhu tương tế' của quyền luận. Sư phụ Đặng Ngộ Thanh chỉ rõ: luyện TCQ như thế như đi trên đường âm nhu, gánh lấy nghiệp quả hại thân, tổn thọ. Kỳ thực, lỏng và chặt là một cặp mâu thuẫn, giữa chúng có quan hệ đối lập và thống nhất, tương trợ tương thành. Khi luyện quyền, hình thể tùng nhu, nhưng nội khí đằng nhiên, nội khí không được lỏng lẻo. Lại nữa, toàn bộ bài quyền, mỗi thức đều có sự biến hoá giữa lỏng - chặt, cương - nhu, hư - thực. Lỏng tức là hư, nhu; chặt tức là thực, cương. Mỗi thế, mỗi thưc đều có lỏng - chặt, cương - nhu, hư - thực. Toàn bộ bài quyền đi trên hình hồ, viên chuyên, làm dễ đạt hiệu quả cho lỏng chặt thay nhau, hư thực dễ lập, cương nhu tương tế. VD như Kim cương đảo truỳ của Triệu bảo TCQ có 4 thức Bằng, Lý, Tê, Án biến hoá cương nhu kình mà khác nhau phương hướng. Mỗi thế bản thân dều có thể cương, có thể nhu, tuỳ thế địch lại mà biến hoá. Nếu nói về Bằng, nó có thể lỏng, có thể chặt, có thể hoá, có thể đả. Tùng đền cùng, đến khi thành thức lập định thì không thể tùng nữa, lúc đó gân cốt hợp nhất, ý khí tế đáo,lỏng chặt tương hỗ., hư thực, cương nhu tương hỗ chuyển hoá; quyền luận giảng' như tùng phi tùng' là vậy. Chỉ có lỏng chặt vừa độ mới đạt được hiệu quả cương nhu tương tế. Do đó, chỉ biết lỏng mà không biết chặt là ngược lại với đạo của TCQ.
đang nạp các trang xem trước