tailieunhanh - Di cư và đô thị hóa ở Việt Nam: Thực trạng, xu hướng và những khác biệt

Chuyên khảo này nhằm mô tả và phân tích mô hình, xu hướng và triển vọng của di cư và đô thị hóa tại Việt Nam. Chuyên khảo chủ yếu sử dụng số liệu từ cuộc Tổng điều tra dân số năm 2009 và số liệu của các cuộc tổng điều tra dân số trước đó vào các năm 1989 và 1999. Mời bạn đọc cùng tham khảo. | BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỔNG CỤC THỐNG KÊ TỔNG ĐIỀU TRA DÂN SỐ VÀ NHÀ Ở VIỆT NAM NĂM 2009 DI CƯ VÀ ĐÔ THỊ HÓA Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG XU HƯỚNG VÀ NHỮNG KHÁC BIỆT LỜI NÓI ĐẦU Cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 được tiến hành vào thời điểm 0 giờ ngày 1 tháng 4 năm 2009 theo Quyết định số 94 2008 QĐ-TTg ban hành ngày 10 tháng 7 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là cuộc Tổng điều tra dân số lần thứ tư và điều tra về nhà ở lần thứ ba được tiến hành ở Việt Nam kể từ sau thống nhất đất nước vào năm 1975. Mục đích của cuộc tổng điều tra này là thu thập số liệu cơ bản về dân số và nhà ở trên toàn bộ lãnh thổ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam phục vụ công tác lập kế hoạch phát triể n kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020. Bên cạnh báo cáo Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009 Các kết quả chủ yếu đã được công bố vào tháng 7 2010 một số chủ đề quan trọng như sinh chết di cư và đô thị hóa cấu trúc tuổi-giới tính của dân số tình hình giáo dục tiếp tục được khai thác phân tích sâu nhằm cung cấp những thông tin quan trọng về thực trạng và những khuyến nghị về chính sách phù hợp về những chủ đề đó. Chuyên khảo Di cư và đô thị hóa ở Việt nam Thực trạng xu hướng và những khác biệt đã được xây dựng sử dụng số liệu điều tra mẫu 15 của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 nhằm cung cấp thông tin cập nhật tới độc giả về chủ đề này ở Việt Nam. Kết quả phân tích số liệu cho thấy xu hướng tăng của di cư cả về số lượng tuyệt đối lẫn tỷ lệ ở Việt Nam và sự đóng góp mạnh mẽ của di cư vào khu vực thành thị đặc biệt là các thành phố lớn. Di cư có đóng góp tích cực cho bản thân người di cư và sự phát triể n của nơi đến nhưng di cư cũng góp phần làm gia tăng khoảng cách kinh tế - xã hội giữa nơi đến và nơi đi giữa thành thị và nông thôn và giữa các vùng. Cùng với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa dân cư ở các vùng thành thị đang tăng trưởng mạnh mẽ. Dân cư thành thị có nhiều lợi thế so với dân cư nông thôn trong quá trình phát triể n. Tuy nhiên tình trạng đô .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.