tailieunhanh - Ebook Rong câu Việt Nam nguồn lợi và sử dụng: Phần 2 - Lê Như Hậu, Nguyễn Hữu Đại

Phần 2 cuốn sách "Rong câu Việt Nam nguồn lợi và sử dụng" tiếp tục giới thiệu đến bạn đọc nội dung từ chương IV đến chương VII về các vấn đề như: Đặc điểm sinh hóa, sinh lý, đặc điểm sinh thái và nguồn lợi, nuôi trồng rong câu, hiện trạng, tiềm năng và định hướng phát triển nguồn lợi. Cuốn sách là tài liệu tham khảo bổ ích cho bạn đọc, góp phần cung cấp cơ sở khoa học cần thiết cho việc khai thác, nuôi trồng và phát triển nguồn lợi này. | 115 Chương IV ĐẶC ĐIẺM SINH LÝ SINH HOÁ I. CÁC ĐẶC ĐIẺM SINH LÝ . Ảnh hưởng của nhiệt độ đen cường độ quang hợp và hô hấp của rong Nhiệt độ là một trong các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến quang hợp và hô hấp của rong Câu. Do các enzym vận chuyển CO2 và HCO3-trong quá trình cố định Carbon Raven Geider 1988 Davinson 1991 và các enzym tham gia vào nhiều con đường vận chuyển khác nhau trong quá trình trao đổi chất rất mẫn cảm với nhiệt độ. Vì vậy khi ở trong điều kiện nhiệt độ thấp thì hầu như đều hạn chế tốc độ chuyển hoá. Sự thích nghi với nhiệt độ của enzym đã cho thấy có sự thay đổi tốc độ quang hợp và hô hấp theo mùa vụ với thang nhiệt độ trái ngược nhau cho các loài ôn đới và nhiệt đới. Mathieson và Norall 1975 cho rằng khi ở cùng một cường độ ánh sáng thì quang hợp tinh của nhiều loài rong Câu ôn đới ở nhiệt độ thấp cao hơn những loài rong nhiệt đới và những loài nhiệt đới vẫn duy trì tốc độ quang hợp cao suốt mùa hè hơn những loài rong ôn đới. Rong Câu ở những nơi có sự biến động lớn về nhiệt độ thì có thể dễ thích nghi với điều kiện khí hậu hơn nơi có nhiệt độ ổn định. Chẳng hạn Dawes 1989 so sánh giữa hai loài rong Câu một loài có biên độ nhiệt 16-280C và một loài ở 250C. Kết quả cho thấy loài có biên độ 16-280C có thể thích nghi một cách ổn định ở nhiệt độ 180C còn loài nhiệt đới thì không thể. Những loài khác nhau và ngay cả ở những quần thể khác nhau của cùng một loài đều có những phản ứng khác nhau với sự thay đổi 116 Lê Như Hậu Nguyễn Hữu Đại về nhiệt độ. Bên cạnh đó sự hô hấp tối thường gia tăng với nhiệt độ. Do đó lượng ánh sáng cần thiết phải tăng để bù vào quang hợp tinh khi có sự gia tăng nhiệt độ. Tuy nhiên rong Câu cũng có thể phản ứng bằng cách tăng hoạt động của enzym và gia tăng hàm lượng sac tố trong điều kiện ở nhiệt độ cao. Vì vậy rong Câu có nhiều chlorophyll a ở nhiệt độ cao hon rong Câu ở nhiệt độ thấp do chúng cần nhiều trung tâm phản ứng PS-II và đon vị quang hợp hon Davison et al. 1991 Các nhiệt độ được chọn nghiên cứu từ 5-400C cho .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN