tailieunhanh - Trận Bạch Đằng

Trận Bạch Đằng năm 938 là một trận đánh giữa quân dân Việt Nam - thời đó gọi là Tĩnh Hải quân và chưa có quốc hiệu chính thức - do Ngô Quyền lãnh đạo với quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Kết quả, quân dân Việt Nam giành thắng lợi, nhờ có kế cắm cọc ở sông Bạch Đằng của Ngô Quyền.[1] Trước chiến đấu dũng mãnh của quân dân Việt Nam, quá nửa quân Nam Hán bị chết đuối, và Hoàng tử Nam Hán là Lưu Hoằng Tháo cũng bị Ngô Quyền giết chết[1]. Đây là. | Trận Bạch Đăng Trận Bạch Đằng năm 938 là một trận đánh giữa quân dân Việt Nam - thời đó gọi là Tĩnh Hải quân và chưa có quốc hiệu chính thức - do Ngô Quyền lãnh đạo với quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Kết quả quân dân Việt Nam giành thắng lợi nhờ có kế cắm cọc ở sông Bạch Đằng của Ngô Quyền. 1 Trước chiến đấu dũng mãnh của quân dân Việt Nam quá nửa quân Nam Hán bị chết đuối và Hoàng tử Nam Hán là Lưu Hoằng Tháo cũng bị Ngô Quyền giết chết 1 . Đây là một trận đánh quan trọng trong lịch sử ViệtNam. Nó đánh dấu cho việc chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của Việt Nam nối lại quốc thống cho dân tộc 1 . Sau chiến thắng vang dội này vị danh tướng Ngô Quyền lên ngôi vua tái lập đất nước. Ông được xem là một vị vua của các vua trong lịch sử ViệtNam. Đại thắng trên sông Bạch Đằng đã khắc họa mưu lược và khả năng đánh trận của ông. 1 Hoàn cảnh Năm 931 Dương Đình Nghệ đánh đuổi quân Nam Hán - một trong 10 nước thời Ngũ đại Thập quốc nằm liền kề với Tĩnh Hải quân - giành lại quyền tự chủ cho người Việt ở Tĩnh Hải quân tự xưng là Tiết độ sứ. Năm 937 Đình Nghệ bị nha tướng Kiều Công Tiễn giết hại để cướp ngôi Tiết độ sứ. Con rể và là một tướng khác của Đình Nghệ là Ngô Quyền bèn tập hợp lực lượng ra đánh Công Tiễn để trị tội phản chủ. Công Tiễn sợ hãi bèn sai người sang cầu cứu Nam Hán. Vua Nam Hán là Lưu Nghiễm nhân cơ hội đó bèn quyết định đánh Tĩnh Hải quân lần thứ hai. Lưu Nghiễm cho rằng Dương Đình Nghệ qua đời thì Tĩnh Hải quân không còn tướng giỏi bèn phong con trai thứ chín là Lưu Hoằng Tháo làm Bình Hải tướng quân và Giao Chỉ vương thống lĩnh thủy quân. Diệt nội phản Xem thêm Kiều Công Tiễn Năm 938 sau khi tập hợp các hào kiệt trong nước đứng về phía mình Ngô Quyền mang quân từ Ái châu ra bắc đánh Kiều Công Tiễn. Công Tiễn bị cô lập không chống nổi trông chờ viện binh của Nam Hán. Vua Hán Lưu Nghiễm cho con là Vạn Vương Hoằng Tháo làm Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ đổi tước phong là Giao Vương đem 2 vạn quân sang với danh nghĩa là cứu Công Tiễn. Lưu Nghiễm hỏi kế ở Sùng Văn .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.