tailieunhanh - Đề cương bài giảng Tâm lý học nhận thức: Phần 2 - Quản Thị Lý

Đề cương bài giảng Tâm lý học nhận thức: Phần 2 gồm nội dung chương 3, 4, 5 của tài liệu. Chương 3 - Tư duy, trình bày về khái niệm về tư duy, các giai đoạn của tư duy, các thao tác tư duy, các loại tư duy. Chương 4 - Tưởng tượng, trình bày các khái niệm chung về tưởng tượng, các loại tưởng tượng, cách sáng tạo mới trong tưởng tượng. Chương 5 - Trí nhớ, trình bày khái niệm trí nhớ, quá trình trí nhớ, phân loại trí nhớ. | Chương 3 TƯ DUY Lý thuyết 9 Thảo luận thực hành 2 KT 1 MỤC TIÊU HỌC TẬP 1. Về kiến thức Sau khi học xong SV trình bày được bản chất phản ánh của tư duy các đặc điểm vai trò của tư duy và chứng minh được tư duy là một quá trình có mở đầu diễn biến kết thúc một cách rõ ràng. 2. về kỹ năng Áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn để rèn luyện phát triển tư duy. 3. về thái độ Có trách nhiệm trong việc rèn luyện bản thân nhằm hình thành phát triển tư duy cho học sinh trong quá trình dạy học giáo dục. NỘI DUNG . Khái niệm chung về tư duy . Tư duy là gì Tư duy là một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết. Bất kỳ sự vật hiện tượng nào cũng có vô số những thuộc tính và vô số những mối liên hệ quan hệ. Trong đó có những thuộc tính những mối liên hệ quan hệ bên ngoài có những thuộc tính những mối liên hệ quan hệ bên trong bản chất. - Ở mức độ nhận thức cảm tính con người mới chỉ phản ánh các thuộc tính bên ngoài như hình dáng màu sắc. là những thuộc tính có thể thay đổi và nhận thức được bằng các giác quan khi sự vật hiện tượng đang trực tiếp tác động. Nảy sinh trên cơ sở nhận thức cảm tính và vượt xa giới hạn của nhận thức cảm tính tư duy phản ánh những thuộc tính bản chất. Đó là những thuộc tính đặc điểm cố hữu vốn có tương đối ổn định có thể mất gắn liền với sự vật hiện tượng nhưng nếu mất sẽ không còn sự vật hiện tượng. Đây là cái để phân biệt sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác về phương diện bản chất. 24 Những thuộc tính bản chất không phải là bản thân vật chất bên trong mà nó là những thuộc tính tương đối trừu tượng chỉ có thể nhận thức được chủ yếu thông qua tư duy. Những thuộc tính bản chất này tương đối ổn định tiềm tàng ở bên trong nhưng nó được bộc lộ ra bên ngoài. Tuy nhiên cái bên trong bản chất đó không bộc lộ hoàn toàn mà tùy theo từng điều kiện từng hoàn cảnh tức là cái bên ngoài chỉ là một mặt một

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.