tailieunhanh - Ebook Văn sử y dược trong truyện chưởng Kim Dung: Phần 2
Tiếp nối nội dung phần 1, phần 2 của cuốn "Văn sử y dược trong truyện chưởng Kim Dung" sẽ gửi tới người đọc các nội dung như: Bài hành hiệp khách, khúc ca Viên Viên, bản nhạc Tiếu ngạo giang hồ, họ Đoàn nước Đại Lý, y dược và chưởng kiếm, nghệ thuật biểu hiện, nhà viết sử và nhà tiểu thuyết. Hy vọng cuốn sách này sẽ mang lại cho bạn nhiều điều thú vị, mời các bạn cùng đón đọc và cảm nhận. | BÀI HÀNH HIỆP KHÁCH hi và họa vốn có mối liên hệ chặt chẽ trong văn hóa phương Đông. Bắc nhịp cầu giữa thi ca và hội họa là thư pháp tức nghệ thuật viết chữ Hán cho thật đẹp. Các học thuyết về khí vận về hư thực đều được áp dụng cả trong thi lẫn họa. Ở đây có thể nêu làm dẫn chứng nhiều tư tưởng nổi tiếng. Tào Phi 187-225 cho rằng Văn dĩ khí vi chủ trong Điển luận luận văn tác phẩm phê bình văn học sớm nhất của Trung quôc Lưu Hiệp 465-522 tác giả Văn tâm điêu long thì dành riêng cho cả một chương sách đầu đề Dưỡng khí. Còn Tạ Hách ca. 500 vđi công trình cổ họa phẩm lục lại đề xuất khí vận sinh động đem lý luận khí hình thần khuếch đại đến lĩnh vực vẽ tranh. Mặt khác nếu thi pháp dùng hư thực để phân loại từ ngữ thực tự là động từ và danh từ hư tự là đại từ liên từ phụ từ . thì họa pháp đặt đôì lập những đường nét đậm thực với những đường nét thanh hư . Bởi thế Tô Đông Pha tổng kết Thi họa bản nhất luật Thơ và họa vốh có cùng một qui luật . Nhưng môì tương quan chặt chẽ giữa thi và họa không phải chỉ có trong môi trường Đông phương. Nếu ở thời đại kỷ nguyên nguyên tử hầu hết các thể loại nghệ thuật đều lôi cuốn đối tượng thưởng thức vào một Ỉ02 TRẦN VĂN TÍCH quá trình vận động nào đó theo một nhịp độ nhất định nhạc vũ điện ảnh và cả kiến trúc nữa tuy rằng chỉ có chừng mực thì văn chương đọc giữ một vị thế đặc biệt đó là văn hóa của sự chậm rãi văn hóa tiếp thu trong lúc thung dung nhàn hạ văn hóa với khả năng nhận thức được toàn bộ tác phẩm cùng lúc với thưởng ngoạn từng ngữ đoạn. Có lẽ chỉ một mình hội họa là cũng qui kết các điều kiện nầy cho nên thi nhân và họa sĩ thường có nhiều ràng buộc khắng khít về mặt biểu lộ và cảm nhận. Nếu Thạch Phá Thiên lĩnh hội bài thơ Hiệp khách hành qua đồ giải trên vách đá thì Baudelaữe tự đào luyện thi tài qua chiêm nghiệm những họa phẩm nổi danh. Nhà thơ Pháp phát biểu Bản tường thuật chính xác nhất về một bức tranh là một bài thơ hay một khúc ngâm Thi phẩm giđi thiệu bộ Hiệp khách hành là bài trường thiên cổ phong cùng tên .
đang nạp các trang xem trước