tailieunhanh - Giáo trình Giao tiếp với trẻ em: Phần 2 - Nguyễn Văn Lũy, Trần Thị Tuyết Hoa
Nối tiếp phần 1, phần 2 của cuốn Giáo trình Giao tiếp với trẻ em giới thiệu về phát triển giao tiếp cho trẻ dưới 6 tuổi. Trong đó nội dung sẽ được kết cấu làm 3 chương trình bày về: giao tiếp và quá trình xã hội hóa của trẻ từ 0 đến 6 tuổi, phát triển giao tiếp cho trẻ dưới 3 tuổi, phát triển giao tiếp cho trẻ mẫu giáo. | Phan 2 PHÁT TRIEN giao TIEP CHO TRẺ DỬỚI 6 TUổI Chương 1 GIAO TIÊP VÀ QUÁ TRÌNH XÃ HỘI HOÁ CỦA TRỀ TỪ 0 ĐÊN 6 TUổI I- KHÁI NIỆM XÃ HỘI HOÁ TRỀ EM Xã hội hoá con người chính là biến thực thể tự nhiên thành thực thể xã hội làm cho con người lĩnh hội được kinh nghiệm xã hội - lịch sử có thái độ và hành động phù hợp với yêu cầu của xã hội. Xã hội hoá trẻ em là quá trình biến trẻ em từ một thực thể tự nhiên thành một con người xã hội là quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Bản chất của xã hội hoá là quá trình trẻ em tiếp thu những kinh nghiệm xã hội và những quan hệ xã hội bao gồm những tri thức kĩ nâng những phẩm chất tâm lí đặc trưng của con người được loài người sáng tạo ra và kết tinh lại trong nền vân hoá bằng hoạt động của chính trẻ em. Quá trình này luôn được người lớn hướng dẫn. Cơ sở để thực hiện xã hội hoá là gia đình các nhà trường và các nhóm các tập thể. Quá trình xã hội hoá trẻ em là một quá trình hai mặt. Một mặt trẻ tiếp nhận kinh nghiệm xã hội bằng cách thâm nhập vào môi trường xã hội vào hệ thống các quan hệ xã hội. Mặt khác trẻ tái tạo và sau này tái sản xuất một cách chủ động hệ thống các mối quan hệ xã hội thông qua chính việc chúng tham gia vào hoạt động và thâm nhập vào các mối quan hệ xã hội. Như vậy trong quá trình xã hội hoá đứa trẻ không chỉ đơn thuần thu nhận kinh nghiệm xã hội mà còn chuyển nó thành những giá trị tâm thế xu hướng thói quen. và khi lớn lên trên cơ sở đó tham gia tái tạo tái sản xuất chúng trong xã hội. II- NỘI DUNG XÃ HỘI HOÁ TRỀ EM DƯỚI ẢNH HƯỞNG CỦA GIAO TIÊP Giao tiếp được hình thành và phát triển trong quá trình tiếp xúc giữa con người với con người. Một đứa trẻ khi còn là thai nhi sống cộng sinh trong bụng mẹ đã hoà nhập hoàn toàn cùng người mẹ. Ngay khi đứa trẻ ra đời đứa trẻ đã có nhu cầu được người mẹ ôm ấp âu yếm nựng nịu châm sóc. Chỉ có người mẹ mới hiểu được đứa con mới sinh của mình muốn gì cần gì. Người mẹ dạy trẻ cười thậm chí dạy trẻ khóc theo cách của con người. Để khi lớn lên 32 trẻ sẽ cảm .
đang nạp các trang xem trước