tailieunhanh - Giáo trình Giáo dục học trẻ em Tập 2: Phần 2 - Trịnh Dân, Đinh Văn Vang

Tiếp nối phần 1, phần 2 của cuốn Giáo trình Giáo dục học trẻ em Tập 2 gồm 2 chương cuối, trong đó chương 3 có nội dung trình bày về giáo dục gia đình với sự hình thành nhân cách trẻ em với lứa tuổi mầm non, chương 4 nêu một số khái niệm, ý nghĩa, nhiệm vụ về quản lý trường mầm non. Cuối mỗi chương đều có phần câu hỏi ôn tập và thực hành giúp người học nắm vững nội dung kiến thức đã học. . | Chương 3 GIÁC DỤC GIA ĐÌNH vớl sự HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH TRẺ EM LỨA TUỔI MẨM NCN I. GIA ĐÌNH VIỆT NAM VÀ MỘT số NÉT ĐẶC THÙ CÙA NÓ 1. Khái niệm gia đình Gia đình là một phạm trù xuất hiện sớm trong lịch sử loài người. Từ khi xã hội còn mông muội đến thời đại văn minh mỗi con người sinh ra trưởng thành và từ biệt cõi đời đều gắn bó với gia đình. Có thể nói gia đình là môi trường xã hội hoá đầu tiên của mỗi cá nhân và là tế bào hợp thành đời sống xã hội. Về khái niệm gia đình cho đến nay cũng có nhiều quan niệm khác nhau tuỳ theo góc độ nghiên cứu của mỗi lĩnh vực khoa học. Dưới góc độ văn hoá học gia đình là một thiết chế xã hội mang màu sắc dân tộc và đánh dấu tiến trình phát triển về văn hoá. Đó là thiết chế cơ sở nằm cạnh các thiết chế xã hội khác như họ hàng làng xóm phường hội dân tộc nhà nước. có những cá nhân và cộng đổng mà cá nhân đó tham gia như họ làng các tổ chức xã hội dân tộc quố c gia . Dưới góc độ xã hội học gia đình được xem là một nhóm nhỏ xã hội gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và huyết thố ng thường gổm vợ chổng cha mẹ con cái sống chung với nhau dưới một mái nhà và có một vốn kinh tế chung. Dưới góc độ tâm lí học xã hội gia đình được xem là một nhóm xã hội được tổn tại và phát triển dựa trên các mố i quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân và tình cảm huyết thố ng sâu sắc trong đó mỗi cá nhân hình thành và phát triển nhân cách. Dưới góc độ giáo dục gia đình một nhóm nhỏ xã hội các thành viên trong nhóm có quan hệ gắn bó với nhau trên cơ sở hôn nhân hoặc huyết thống sâu sắc sinh số ng lớn lên và hình thành nhân cách của mình. Gia đình là cơ sở để duy trì nòi giố ng và là cơ sở của việc giáo dục thế hệ đang lớn lên. Từ những quan niệm trên đây chứng ta thấy gia đình có những đặc trưng cơ bản sau đây Gia đình là một nhóm xã hội được hình thành và phát triển từ quan hệ hôn nhân là nơi sản xuất ra con người tạo nên quan hệ ruột thịt huyết thố ng. Đây là đặc trưng cơ bản nhất của gia đình. Các thành viên trong gia đình có thể thuộc nhiều thế hệ gắn bó .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN