tailieunhanh - Giáo án Ngữ văn lớp 7: Tổng kết phần Văn

Giúp học sinh ôn tập và xác định được nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại của từng văn bản đã học. Có ý thức học tập nghiêm túc để chuẩn bị cho kỳ thi học kỳ sắp tới. | TUẦN 33 ÔN TẬP VĂN HỌC A. Mục tiêu: Học sinh nắm được nhan đề các tác phẩm trong hệ thống văn bản, nội dung cơ bản của từng cụm bài, về đặc trưng thể loại của các văn bản, về sự giàu đẹp của tiếng Việt thuộc chương trình NV7. Rèn kĩ năng so sánh, hệ thống hoá, thuộc lòng thơ. Giáo dục ý thức tự giác nắm bắt kiến thức một cách tích cực. B - Phương pháp: - Ôn tập. C - Chuẩn bị: - Gv: G/án. Bảng phụ. - Hs: Học và ôn lại toàn bộ kiến thức liên quan. D - Tiến trình lên lớp: I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra: Đan xen vào bài. III. Bài mới: Giới thiệu mục tiêu của tiết học. Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức * Hoạt động 1. + H. đọc phần hệ thống kiến thức đã chuẩn bị. + G. Chốt các kiểu văn bản đã học. - Học kì I: 24 văn bản. - Học kì II: 10 văn bản. * Hoạt động 2. G yêu cầu H xem lại các khái niệm Sgk (Tr3,28,) * Hoạt động 3. ?Những tình cảm, thái độ trong ca dao, dân ca (đã học)? H. đọc những bài ca dao trong bài học chính. * Hoạt động 4. Kinh nghiệm, thái độ của nhân dân được thể hiện trong tục ngữ như thế nào? H. Trao đổi, trả lời. G. Nhận xét, chốt. * Hoạt động 5. Giá trị tư tưởng, t/c trong thơ trữ tình được thể hiện như thế nào ? * Hoạt động 6. - G. Hướng dẫn học sinh kẻ bảng. - H. Nêu nội dung của văn bản bằng 1 - 2 câu. G. Kiểm tra cách làm của H. * Hoạt động 7. Những điểm chính về ý nghĩa văn chương ? H. Trả lời khái quát. G. Nhận xét, chốt. - Ví dụ: Yêu cầu hs lấy được dẫn chứng từ vb đã học để minh hoạ. * Hoạt động 8. Tác dụng của việc học văn theo hướng tích hợp. ? - Ví dụ: Phép liệt kê, tăng cấp, đối lập . Cách lập luận (lý lẽ, dẫn chứng) trong vb “Tinh thần yêu nước.” I. Hệ thống các tác phẩm văn học. II. Các khái niệm cần nắm. III. Những tình cảm, thái độ trong ca dao, dân ca (đã học). - Nhớ thương, kính yêu, tự hào, biết ơn. - Than thân trách phận, buồn bã, hối tiếc. - Châm biếm, hài hước, dí dỏm. IV. Kinh nghiệm, thái độ của nhân dân được thể hiện trong tục ngữ: Tục ngữ về th/nh, thời tiết: Kinh nghiệm về thời gian tháng năm, tháng mười; dự đoán nắng, mưa, bão, lụt. Tục ngữ về lđsx: Kinh nghiệm đất đai quý hiếm; kinh nghiệm về cấy lúa, làm đất, trồng trọt, chăn nuôi; vị trí các nghề. Tục ngữ về con người, XH: Xem tướng người, học tập thầy - bạn, tình thương người, lòng biết ơn, đoàn kết là sức mạnh, con người là vốn quý. V. Giá trị tư tưởng, t/c trong thơ trữ tình. - Lòng yêu nước và tự hào dân tộc. - ý chí bất khuất, kiên quyết đánh bại mọi quân xâm lược. - Ca ngợi cảnh đẹp th/nh: đêm trăng, cảnh khuya, đèo vắng, thác. - Ca ngợi tình bạn chân thành, tình vợ chồng thuỷ chung chờ đợi. VI. Hệ thống nội dung và nghệ thuật của một số văn bản. VII. Những điểm chính về ý nghĩa văn chương. - Văn chương gây những t/cảm ta ko có, luyện những t/cảm ta sẵn có. - Văn chương góp phần thoả mãn nhu cầu về cái đẹp của con người. - Văn chương góp phần giáo dục, tuyên truyền tư tưỏng, đạo đức. - Văn chương mang lại những hiểu biết về hiện thực đời sống, con người. VIII. Tác dụng của việc học văn theo hướng tích hợp. - Với việc học văn, tích hợp kiến thức TV- TLV mang lại hiệu quả cao trong việc tìm hiểu, PTTP ở các khía cạch từ ngữ, cú pháp và cách lập luận của bài văn. Những phương diện đó đều thể hiện dụng ý của nhà văn trong việc thể hiện nội dung, tư tưởng. IV. Củng cố G nhấn mạnh những nội dung cơ bản. V. Dặn dò - Tiếp tục hoàn thiện câu 7,8,. - Chuẩn bị: Dấu gạch ngang. GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.