tailieunhanh - Ebook Cơ học đá - Ứng dụng trong công trình ngầm và khai thác mỏ: Phần 2

Nối tiếp nội dung của phần 1 cuốn sách "Cơ học đá - Ứng dụng trong công trình ngầm và khai thác mỏ", phần 2 trình bày các nội dung: Độ ổn định của trụ bảo vệ, độ ổn định của nền công trình ngầm, hiện tượng nổ đá và phương pháp điều khiển, duy trì và nâng cao độ ổn định cho công trình ngầm, một vài bài toán cơ học đá ứng dụng. nội dung chi tiết. | Cơ học đá ứng dụng trong xây dựng công trình ngầm và khai thác mỏ CHƯƠNG 6 Độ ỔN ĐỊNH CÚA TRỤ BẢO VỆ . Tổng quan Các nghiên cứu liên quan tới quá trình xác định độ bền cho trụ bảo vệ trong các công trình ngầm đã được tiến hành trong nhiều nãm. Công thức đầu tiên tính toán các chỉ tiêu bền cho trụ bảo vệ tại các mỏ than antraxit đã được tìm thấy tại Hoa Kỳ trên cơ sở các thí nghiêm trong phòng tiến hành theo đơn đặt hàng của Câu lạc bộ kỹ sư Skreton vào năm 1900. Trong những nãm gần đây trong lĩnh vực cơ học đá đã xảy ra những thay đổi cơ bản về sự hiểu biết đối với các cơ chế ổn định của trụ bảo vệ. Các nhà khoa học đã tìm ra một loạt các công thức thích ứng để tính toán trụ bảo vệ. Tất cả các thành công thuộc lĩnh vực này hiện nay thuộc về lời giải của ba bài toán chủ yếu sau đây Bài toán thứ nhất - Phân tích các lý thuyết đánh giá mức độ ổn định độ cứng của các trụ bảo vệ có xét tới các đặc tính biến dạng sau giới hạn của chúng Bài toán thứ hai - Nghiên cứu thực nghiệm các vấn đề liên quan tới trụ bảo vệ trong điều kiện làm việc tại hiện trường Bài toán thứ ba - Nghiên cứu tìm kiếm các công thức tính toán độ bền cho trụ bảo vệ. í . Độ bền và độ cứng của trụ bảo vệ Phá huỷ là một quá trình trong đó những đặc tính thể hiện của vật liệu sẽ thay đổi. Trên thực tế những cơ chế phá huỷ quan trọng nhất là quá trình chảy dẻo quá trình phá huỷ giòn quá trình mất mát khả năng mang tải và quá trình phá huỷ sau trạng thái giới hạn. Tại quá trình phá huỷ giòn trong vật liệu sẽ hình thành các mặt đứt gẫy mới mặt gián đoạn mới dưới dạng các khe nứt hoặc sẽ xảy ra sự phát triển tiếp theo của các khe nứt có sẵn. Các nhà địa cơ học có thể quan sát trực tiếp các giai đoạn khác nhau của quá trình phá huỷ giòn kể cả quá trình hình thành khe nứt và sự phát triển của chúng. Trong quá trình phá huỷ sau giới hạn kết cấu mẫu đá hoặc trụ bảo vệ sẽ bị phân chia ra thành hai hoặc nhiều hơn các phần nhỏ. Sự biến mất độ bền hoặc thời điểm đạt tới giới hạn bền sẽ đặc trưng bởi trạng thái

TỪ KHÓA LIÊN QUAN