tailieunhanh - Giáo trình Lịch sử các quốc gia Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến nay: Phần 2 - Nguyễn Văn Tận, Lê Văn Anh

Phần 2 của cuốn Giáo trình Lịch sử các quốc gia Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến nay có kết cấu nội dung gồm 2 chương cuối trình bày về ASEAN - Lịch sử và phát triển, quan hệ Việt Nam - ASEAN từ năm 1967 đến 1997. Cùng tham khảo cuốn giáo trình để nắm được nội dung một cách cụ thể. | CHƯƠNG III ASEAN - LỊCH sử HÌNH THÀNH VÀ PHẤT TRIỂN I. HOÀN CÀNH RA ĐỜI ASEAN là tên viết tắt của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam A The Association Southeast Asean Nations - ASEAN được thành lập vào ngày 08-08-1967 sau khi Bộ trưởng ngoại giao 5 nước Thái Lan Xingapo Malaixia Philippin và Inđônêxia ký vào bản Tuyên bố chung Băng Cốc. Ngày 08-01-1984 vương quốc Brunây Đarutxalam được kết nạp vào ASEAN. Tiếp theo ngày 28-7-1995 Việt Nam được gia nhập vào ASEAN và ngày 23-7-1997 hai nước Mianma và Lào cũng được tiếp nhận vào khối ASEAN. Hội nghi cấp cao lần thứ VI tổ chức tại Hà Nội 12-1998 đã nhất trí kế t nạp Campuchia -thành viên cuối cùng của Đông Nam A vào ASEAN. Và đến năm 1999 Campuchia trở thành thành viên chính thức của khối ASEAN đưa tổng số hội viên ASEAN lên 10 nước. Từ khi thành lập cho đến nay ASEAN đã khẳng đinh được vai trò của mình không chỉ ở khu vực Đông Nam A mà còn đối với các nước thuộc khu vực Châu A Thái Bình Dương. Tuy nhiên vai trò của ASEAN được thể hiện ở những cấp độ khác nhau thích ứng với từng thời kỳ và giai đoạn khác nhau. Điều cần nhận thấy ở đây là ASEAN được thành lập vào thời điểm mà ở trên thế giới cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đang trên đà phát triển. Ở các nước tư bản chủ nghĩa cùng với sự phục hồi kinh tế sau chiến tranh là thời kỳ chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang các ngành công nghiệp dịch vụ đã tạo nên sự biến đổi trong nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa. Đến những năm 60 trên thế giới đã hình thành ba trung tâm kinh tế tư bản chủ nghĩa là Mỹ Tây Ấu và Nhật Bản. Đối với các nước XHCN đây là thời kỳ mà các nước XHCN đã tận dụng khai thác nguồn lực quốc gia để phát triển kinh tế. Còn đối với các nước đang phát triển thì đây là thời kỳ cho phép một số nước tranh thủ lợi dụng tình hình quốc tế để vươn lên và trở thành các nước và lãnh thổ công nghiệp mới NICs . Trên bình diện chính trị an ninh và hoà bình thế giới bị chi phối bởi trật tự hai cực Yanta với một bên do Mỹ dứng đầu và bên kia là do Liên Xô cũ đứng đầu. .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN