tailieunhanh - Giáo trình Ngữ pháp Tiếng Việt: Phần 2 - GS Diệp Quang Ban

Phần 2 của cuốn Giáo trình Ngữ pháp Tiếng Việt có nội dung trình bày về: cấu tạo ngữ pháp của câu, các thành tố nghĩa trong câu, câu trong hoạt động giao tiếp. Với các nội dung cụ thể giới thiệu về câu và nghiên cứu câu, khái quát về cấu tạo ngữ pháp của câu, khái quát về thành tố nghĩa trong câu, nghĩa miêu tả của câu, nghĩa tính thái, sơ lược về câu và phát ngôn,. sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức tổng hợp về Ngữ pháp Tiếng Việt. | PHẦN BA CẤU TẠO NGỮ PHÁP CỦA CÂU DẪN LUẬN A - CÂU VÀ VIỆC NGHIÊN cứu CÂU I - CÂU Hiểu một cách chặt chẽ thì câu là đơn vị cấu trúc lớn nhất trong tổ chức ngữ pháp của một ngôn ngữ. Theo đó thì việc nghiên cứu câu chỉ dừng lại ở đặc trưng cấu trúc của nó. Nhưng câu được dùng trong thực tiễn giao tiếp là một phát ngôn ngắn hay phát ngôn có độ dài bằng câu chứ không phải câu cấu trúc. Việc nghiên cứu ngôn ngữ ngày nay không chỉ dừng lại ở mặt cấ u trúc của ngôn ngữ và đối với câu cũng vậy. Nói cách khác đối tượng xem xét ở đây là câu phát ngôn trong đó có phần thuộc cấu trúc ngữ pháp và cũng có phần không thuộc cấu trúc ngữ pháp. Lẽ ra cần gọi đơn vỊ nghiên cứu này là câu phát ngôn hoặc phát ngôn câu nhưng để giản tiện vần có thể gọi gọn là câu và hiểu đó là câu trong hiện thực giao tiếp. Câu với tư cách đơn vỊ cấu trúc đã được nói đến ở đầu điểm này . Với cách giải thuyết như vậy trong phần thứ ba này chúng ta sẽ xem xét mặt cấu tạo của câu ở cả phương diện cấu trúc lần những yếu tố có mặt trong câu nhưng không thuộc cấu trúc ngữ pháp của câu. Đổng thời cũng đưa cả một số vấn đề thuộc mặt nghĩa và thuộc mặt sử dụng của câu vào xem xét để làm rõ thêm cấu tạo chung của câu. Quá trình tìm hiểu câu phát ngôn cho thấy câu có những đặc trưng cơ bản sau đây - Về phương diện chức năng giao tiếp câu được dùng để thực hiện hành động ngôn ngữ cơ sở hành động ngôn ngữ được thực hiện chỉ bằng một câu . Câu được dùng như vậy có thể coi là một phát ngôn nhỏ nhất. - Về phương diện nghĩa câu có nội dung là một ý nghĩ tư tưởng tương đối trọn vẹn hiểu được và thái độ tình cảm cảm xúc của người tạo lời người nói hay người viết . - Về phương diện hình thức câu có một cấu trúc hình thức nội tại và có một ngữ điệu kết thúc người nghe không chờ đợi . Chẳng hạn chúng ta có câu hiểu một cách thông thường Sửu ơi Giáp về rồi à Mình có chút việc muốn gặp Giáp. Đoạn lời nói in đậm là đoạn lời nói có kết thúc phân biệt được với một từ đứng trong đó -từ trong câu không có ngữ điệu kết thúc vì không

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.