tailieunhanh - Trào lưu nhân văn – Hiện sinh trong tâm lý trị liệu
Trào lưu nhân văn – hiện sinh (existential-humanistic approach) có cơ sở từ trong tất cả những tư tưởng của con người về sự nhiệm mầu của ý thức và của cuộc sống. Nói tỉ mỉ hơn, chúng ta có thể phát hiện những cội nguồn của trào lưu này ngay từ thời có những quan điểm muốn “khách thể hóa” (objectify) những trải nghiệm của con người của những nhà tư tưởng như Aristotle, Newton, Descartes; cho đến những khuynh hướng hiện đại hơn muốn đặt nặng tầm quan trọng vào “tính chất chủ quan” của con người (human subjectivity) của các học giả trong thế kỷ 20 như Husserl, Heidegger, Sartre và Merleau-Ponty. Bài viết sau đây nhằm đi tìm hiểu về trào lưu trên. | TRÀO LƯU NHÂN VĂN - HIỆN SINH TRONG TÂM LÝ TRỊ LIỆU BS. NGUYỄN MINH TIÊN Nói một cách khái quát trào lưu nhân văn - hiện sinh existential-humanistic approach có cơ sở từ trong tất cả những tư tưởng của con người về sự nhiệm mầu của ý thức và của cuộc sống. Nói tỉ mỉ hơn chúng ta có thể phá hiện những cội nguồn của trào lưu này ngay từ thời có những quan điểm muốn khách thể hóa objectify những trải nghiệm của con người của những nhà tư tưởng như Aristotle Newton Descartes cho đến những khuynh hướng hiện đại hơn muốn đặt nặng tầm quan trọng vào tính chất chủ quan của con người human subjectivity của các học giả trong thế kỷ 20 như Husserl Heidegger Sartre và Merleau-Ponty. Những tác giả theo chủ nghĩa hiện sinh existentialists cùng với những nhà tâm lý nổi tiếng như Freud Gordon Allport Buber William James và các triết gia như Ortega y Gasset và Pascal đã phát biểu về ý nghĩa cốt yếu củẽ các trải nghiệm experience trong nội tâm của con người. Trong khi đó quan điểm nhân văn humanisti perspective trong tâm lý học tiêu biểu bởi các tác giả như Anderson Bugental Arthur Deikman Erich Fromm George Kelly Sidney Jourard Abraham Maslow Carl Rogers lại phát triển mạnh trong khoảng bốn thập niên cuố thế kỷ 20 và trở nên đồng điệu với trào lưu tư tưởng hiện sinh. Tất cả những trào lưu tư tưởng này có ảnh hưởng ngày càng mạnh mẽ trên sự phát triển của ngành tâm lý trị liệu trong khoảng thời gian này. Sự kết hợp hai dòng tư tưởng hiện sinh và nhân văn đã đưa sự chú tâm của những nhà chuyên môn trở về với những chủ đề đậm chất con người như tình yêu sự ganh ghét tính trung thực sự phản bội lòng can đảm sự giận dữ đức hy sinh sự toàn mỹ tính sáng tạo sự độc ác cùng với những chiều kích khác rất phong phú nhưng cũng đầy mâu thuẫn trong cuộc sống nội tam của tất cả chúng ta. Trong thập niên 1960 những thách thức đối với các mô hình tâm lý trị liệu theo truyền thống phần nào đã thú đẩy sự phá vỡ các mô hình trị liệu kém hiệu lực của phương pháp phân tâm cổ điển và đồng thời cũng phá .
đang nạp các trang xem trước