tailieunhanh - Ebook Những cách tân nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu giai đoạn 1932-1945: Phần 2 - Lê Tiến Dũng

Tiếp nối phần 1, phần 2 ebook "Những cách tân nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu giai đoạn 1932-1945" của tác giả Lê Tiến Dũng gồm nội dung chương 3- Những cách tân của Xuân Diệu giai đoạn 1932 – 1945 trên bình diện thể thơ và ngôn ngữ thơ và phần kết luận. Bố cục của cuốn sách được bố trí rất hợp lí, đã đi từ gốc đến ngọn của vấn đề. Các chuyên mục có quan hệ gắn bó, hài hòa, soi sáng lẫn nhau. Mời bạn đọc cùng tham khảo. | CHƯƠNG BA NHỮNG CÁCH TÂN CỦA XUÂN DIỆU GIAI ĐOẠN 1932 - 1945 TRÊN BÌNH DIỆN THỂ THƠ VÀ NGÔN NGỮ THƠ 1. THỂ THƠ Khi nhà thơ lựa chọn một thể nào đó để sáng tác cũng có nghĩa là lựa chọn một khả năng diễn đạt phù hợp với điệu thức tâm hồn mình phù hợp với cảm xúc cần bộc lộ. Do vậy đề cập đến thể thơ cũng là đề cập đến một phương diện của tư duy nghệ thuật. Xét trên bình diện rộng cách tân về loại thể cũng là một cách tân quan trọng của Thơ mới. Ở đây không chỉ là vấn đề hình thức mà quan trọng hơn là ở chỗ bằng sự cách tân này Thơ mới mở rộng khả năng diễn đạt phong phú hơn để thể hiện cảm xúc của thời đại mới. Nói về tính tất yếu của sự cách tân này Lưu Trọng Lư một chủ soái buổi đầu của Thơ mới trong một bài viết trên Tỉểu thuyết thứ bảy về Phong trào Thơ mới đã cho rằng Cái tình cảm của người đời bây giờ dồi dào phiền phức như thế liệu có khép vào trong những niêm luật khắc nghiệt được không Ông Lanson chẳng đã nói rằng Với những cái tâm trạng mới phải có những văn thể mới À des états 125 dõâme nouveaux des genres nouveaux thì trong văn học ta bây giờ mà có cái phong trào Thơ mới cũng là lẽ tất nhiên vậy 137 Thực tế đã chứng minh rằng phong trào Thơ mới là cả một cuộc cách mạng về thể loại. Những thể thơ mới ra đời những thể thơ cũ được cải tiến. Xin nhắc lại một ý kiến quan trọng của Hoài Thanh về vấn đề này. Trong Thỉ nhân Vỉệt Nam Hoài Thanh cho rằng Phong trào thơ mới đã vứt đi nhiều khuôn phép xưa song cũng nhiều khuôn phép nhân đó mà thêm bền vững . Ông đã hệt kê ra những thể cách phát triển và những thể cách ít được sử dụng trong Thơ mới. Theo ông thơ Đường luật vừa động đến là tan. Những bài Đường luật của Quách Tấn dẫu được hoan nghênh cũng khó làm sống lại phép đối chữ đối câu cùng cái nội dung chặt chẽ của thể thơ . Các thể thức mới mà không phù hợp cũng bị tiêu trầm như thơ tự do thơ mười chữ thơ mười hai chữ hay đang sắp sửa tiêu trầm như những cách gieo vần phỏng theo thơ Pháp . Và theo Hoài Thanh những thể loại phát triển của Thơ mới là thất

TỪ KHÓA LIÊN QUAN