tailieunhanh - Ebook Nhìn ra biển khơi: Phần 2 - Hà Minh Hồng (chủ biên)

Phần 2 tập khảo cứu “Nhìn ra biển khơi” của các tác giả trong Nhóm Khảo sử Nam Bộ và Trung tâm Nghiên cứu Biển và Đảo trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh gồm nội dung phần 4 và 5 trong sách là: Biển Việt Nam trong phát triển và hội nhập và Ơi biển Việt Nam. Hy vọng những tâm huyết và công sức của các tác giả sẽ góp phần giúp cho người đọc hiểu một lối tiếp cận về biển, đảo Việt Nam; từ đó thêm yêu biển, đảo quê hương, thêm niềm tin về sức mạnh gìn giữ chủ quyền biển, đảo, cùng chung tay xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam yêu dấu, như đời đời ông cha chúng ta đã dựng xây và gìn giữ. | Phần 4 - Biển Việt Nam trong phát triển và hội nhập 13. An ninh và quốc phòng biển đảo Tuyên bố chủ quyền biển đảo Ngay sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước Việt Nam tiếp tục đấu tranh mạnh mẽ để bảo vệ chủ quyền trên biển và các đảo quần đảo trong đó đặc biệt là việc bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 2-7-1976 nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời trên cơ sở phát triển chính thể nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Kế thừa và tiếp tục bảo vệ chủ quyền lãnh thổ toàn vẹn của nước Việt Nam từ đất liền đến hải đảo Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp lý quan trọng liên quan trực tiếp đến biển đảo Việt Nam. Ngày 12-11-1977 Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Tuyên bố về lãnh hải vùng tiếp giáp vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Ngày 12-11-1982 Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Tuyên bố về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam đều khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam có các vùng biển riêng sẽ được quy định cụ thể trong các văn bản tiếp theo. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980 và Hiến pháp sửa đổi năm 1992 đều khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam trong đó khẳng định chủ quyền Việt Nam trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Luật biên giới quốc gia năm 2003 khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Thực thi chủ quyền biển đảo Thực thi chủ quyền của mình ngày 9-12-1982 Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Nghị định tổ chức quần đảo Hoàng Sa thành huyện đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nằng và tổ chức quần đảo Trường Sa thành huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Đồng Nai sau đó ngày 28-12-1982 trong kỳ họp .