tailieunhanh - Ebook Lịch sử Việt Nam cận hiện đại (thời kỳ 1858 - 1975): Phần 2 - Hà Minh Hồng
Phần 2 ebook "Lịch sử Việt Nam cận hiện đại (thời kỳ 1858 - 1975)" của tác giả Hà Minh Hồng gồm nội dung chương 5 đến chương 8 của tài liệu, trình bày cuộc vận động giải phóng dân tộc và Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam, Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 1975), cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc hậu phương (1954 - 1975). | CHƯƠNG V CUỘC VẬN ĐỘNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM Ở VIỆT NAM I. VIỆT NAM NHỮNG NĂM ĐẦU TRÊN CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG VÔ SẢN 1930 -1935 1. Xã hội Việt Nam trong những năm khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới những năm 1929-1933 làm cho nền kinh tế xã hội của tất cả các nước tư bản chủ nghĩa đều bị đình trệ nền dân chủ tư sản bị thủ tiêu và thay thế vào đó là nền chuyên chính của chủ nghĩa phát xít. Nước Pháp bước vào khủng hoảng có muộn hơn nhưng lại kéo dài và cũng như nhiều đế quốc khác muốn ra khỏi tình trạng bi thảm của cuộc khủng hoảng giới tư bản tài chính Pháp tìm cách trút hậu qủa nặng nề của nó lên đầu nhân dân lao động ở chính quốc cũng như ở các nước thuộc địa. Đông Dương lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế từ rất sớm và ngày càng trầm trọng. Nông nghiệp bị phá hoại nặng nề do giá nông sản bị sụt nhanh chóng Giá gạo từ 13 1 đồng tạ năm 1930 xuống còn 3 2 đồng tạ năm 1933 giá cao su từ 20 france kg năm 1929 xuống còn 4 france kg năm 1931. Hàng ngàn héc ta đồng ruộng bị bỏ hoang hàng trăm đồn điền bị thu hẹp diện tích hoặc ngưng hoạt động. Từ năm 1930 - 1933 diện tích đất hoang hóa tăng lên từ ha - ha. Sản xuất gạo giảm từ tấn năm 1928 xuống còn tấn 1931. 84 Sản xuất công nhgiệp cũng bị đình đốn nhất là ngành khai mỏ. Hàng loạt nhà máy xí nghiệp đóng cửa. Thương mại xuất nhập khẩu đều bị sút giảm trị giá xuất khẩu giảm từ đồng Đông Dương năm 1929 chỉ còn đồng Đông Dương năm 1934 . Hàng vạn công nhân và lao động bị sa thải hoặc nghỉ việc. Để góp phần giải quyết khủng hoảng kinh tế ở chính quốc và giữ cho Đông Dương trong qũy đạo thộc địa thực dân Pháp phải ngưng cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương đồng thời khẩn trương áp dụng những biện pháp cấp thiết ở hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Trước hết là việc thắt chặt hàng rào thuế quan ưu tiên cho hàng hóa Pháp vào Đông Dương giữ độc quyền thương mại ở thị trường này. Hàng Pháp vào Đông
đang nạp các trang xem trước