tailieunhanh - Giáo trình Con người và môi trường: Phần 2 - PGS.TS. Hoàng Hưng (chủ biên), ThS. Nguyễn Thị Kim Loan

Tiếp nối nội dung phần 1, phần 2 Giáo trình "Con người và môi trường" do . Hoàng Hưng (chủ biên) và ThS. Nguyễn Thị Kim Loan biên soạn trình bày nội dung chương 3 và chương 4. Nội dung phần này trình bày về tài nguyên đất và ô nhiễm môi trường đất; ô nhiễm không khí. Tham khảo nội dung hai phần tài liệu để nắm bắt nội dung chi tiết. | CHƯƠNG III TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT 1. NHỮNG KHÁI NIỆM cơ BẢN VE ĐẤT Đất ở chung quanh ta đất ở khắp mọi nơi trên hành tinh này ngay cả dưới chân ta cũng có đất. Đất đã từng nuôi sống ta tự bao đời. Nó gắn bó với ta từ lúc mới sinh cho tới khi nhắm mắt cũng nằm cùng với đất. Ây thế nhung hiểu tường tận về đất chưa hẳn đã mấy ai hiểu hết. I. Định nghĩa Đất là vật thể thiên nhiên cấu tạo lâu đời do kết quả của quá trình hoạt động tổng hợp của 5 yếu tố hình thành gồm đá thực vật động vật khí hậu địa hình và thời gian Dacutraep 1879 . Đây là định nghĩa đầu tiên khá hoàn chỉnh nhất về đất. Các loại đá cấu tạo nên vỏ quả đất dưới tác động của khí hậu sinh vật và địa hình trải qua thời gian nhất định dần dần bị phá hủy vụn nát rồi sinh ra đất. Sau này nhiều nhà khoa học cho rằng cần bổ sung thêm một yếu tố khác đặc biệt quan trọng là vai trò con người. 247 124 Chính con người khi tác động vào đất đã làm thay đổi khá nhiều tính chất của đất đôi khi còn tạo hẳn một loại đất mới chưa từng có trong tự nhiên ví dụ đất trồng lúa nước. Trên quan điểm sinh thái học và môi trường thì Winkle 1968 đã xem xét như một vật thể sống vì trong nó có chứa nhiều sinh vật như vi khuẩn nấm tảo thực vật động vật. Vì vậy đất đai cũng tuân thủ những quy luật sống đó là phát sinh phát triển thoái hóa già cỗi. Vì vậy tuỳ thuộc vào thái độ của con người đối với đất mà đất có thể trở thành phì nhiêu hơn cho năng suất cây trồng cao hơn. đồng thời ngược lại cũng sẽ làm cho đất thoái hóa bạc màu đưa đến năng suất cây trồng giảm thấp hoặc không còn khả năng canh tác nữa. Các nhà sinh thái học còn cho rằng Đất là vật mang carier của tất cả hệ sinh thái tồn tại trên trái đất. Như vậy đất luôn mang trên mình nó các hệ sinh thái và các hệ sinh thái này chỉ bền vững khi vật mang bền vững. Con người tác động vào đất cũng chính là tác động vào tất cả hệ sinh thái mà đất đã mang trên mình nó. Một vật mang có tính chất đặc thù độc đáo của độ phì nhiêu nên đất là cơ sở cần thiết vững chắc giúp cho

TỪ KHÓA LIÊN QUAN