tailieunhanh - Giáo trình Luật biển - ĐH Hàng hải

Giáo trình Luật biển (phần tàu và sự cố trên biển) được trường Đại học Hàng hải biên soạn, cùng tìm hiểu nội dung kiến thức trình bày trong giáo trình thông qua các chương học sau: chương 1 vùng nội thủy, chương 2 lãnh hải, chương 3 vùng tiếp giáp lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế, chương 4 thềm lục địa, chương 5 biển cả, chương 6 các eo biển và kênh đảo | TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI KHOA điều khiển tàu biển BỘ MÔN LUẬT HÀNG HẢI BÀI GIẢNG LUẬT BIỂN Phần Khai thác tàu và sự cố trên biển HẢI PHÒNG - 2008 1 LUẬT BIỂN CHƯƠNG I VÙNG NỘI THUỶ I. Khái niệm về vùng nội thuỷ. Nội thuỷ là vùng nước nằm ở phía bên trong đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải chạy theo bờ biển tại đó quốc gia ven biển thực hiện chủ quyền hoàn toàn đầy đủ và tuyệt đối như trên đất liền. Trên cơ sở luật biển quốc tế hiện đại khái niệm nội thuỷ khá phong phú bao gồm nhiều khu vực là bộ phận của nội thuỷ Biển nội địa Là những vùng biển nằm trong đất liền hoặc được bao bọc bởi đất liền có lối thông ra đại dương. Biển nội địa có thể nằm trọn trong một quốc gia hoặc có thể có nhiêu quốc gia ven bờ. Như vậy biển nội địa là một bộ phận của một hay nhiều quốc gia. Ví dụ - Biển URAN là biển nội địa của Liên Xô cũ. - Biển CAXPIEN là biển nội địa cũ Liên Xô cũ và Iran. - Biển thông ra biển ngoài nhưng hẹp như biển A-Dốp và Bạch Hải của Liên Xô cũ. Cảng biển Theo quy chế cảng biển Giơnevơ 1923 người ta định nghĩa cảng biển theo chế độ quốc tế như sau Những cảng thường thường có tầu biển ra vào và được dùng cho ngoại thương được coi là cảng biển . Như vậy những cảng dùng cho tàu thuyền ra vào nhưng không vì mục đích buôn bán thì không chịu sự điều chỉnh của luật quốc tế. Theo đề án của Liên Xô trước đây gửi cho Tổ chức Hàng hải quốc tế IMO ngày 24- 12- 1974 tại Hội nghị bàn về địa vị pháp lí của tàu thuyền tại hải cảng nước ngoài thì cảng biển bao gồm nơi đậu tầu các vịnh vùng đậu tầu hoặc những vị trí tương tự khác có cửa thông ra biển nhưng thuộc chủ quyền hoàn toàn và quyền tài phán của nước ven biển mở cửa cho tàu thuyền nước ngoài phục vụ tiếp đón tầu thuyền bốc dỡ hàng hoá nhận và trả khách bảo dưỡng và sửa chữa tầu thuyền và những hoạt động cần thiết khác . 2 Giới hạn cuối cùng của một cảng biển do nước địa phương có cảng xác định hoặc có thể là đường nối liền của các điểm nhô ra nhất của các công trình xây dựng cảng hoặc có thể là ngấn nước thuỷ .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.