tailieunhanh - Đề tài: PHÁP LUẬT VỀ BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Trong suốt nhiều năm qua, ngân sách nhà nước đã thực hiện tốt vai trò của mình trong việc giúp nhà nước hình thành và ổn định các quan hệ thị trường, góp phần kiểm soát tình hình lạm phát, tỷ lệ lãi suất thích hợp, làm lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia, đảm bảo sự phát triển ổn định của nền kinh tế Song song với những mặt tích cực ấy, ngân sách nhà nước trong quá trình sử dụng vẫn bộc lộ những mặt hạn chế nhất định. Ví như yếu kém trong việc quản lý. | Nếu chấp nhận bội chi ngân sách địa phương thì cần quản lý và giám sát chặt chẽ việc vay vốn. Các khoản vốn vay chỉ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và phát triển các cơ sở kinh tế; các khoản vay của ngân sách địa phương cần được tổng hợp và báo cáo Quốc hội để tổng hợp số bội chi ngân sách nhà nước hằng năm. Vấn đề vay vốn của các địa phương không được kiểm soát chặt chẽ chẳng những tạo ra nguy cơ vay vốn tràn lan, đầu tư kém hiệu quả mà còn ảnh hưởng đến tính bền vững của ngân sách nhà nước trong tương lai. Bội chi ngân sách nhà nước hằng năm không được kiểm soát chặt chẽ trước khi trình Quốc hội, mức bội chi thực tế khác với mức bội chi báo cáo cáo Quốc hội. Điều đó tạo nên gánh nặng nợ cho ngân sách nhà nước, bởi ngân sách nhà nước là một thể thống nhất và đa số các địa phương đều “trông chờ” chủ yếu vào ngân sách trung ương; do vậy suy cho cùng, các khoản nợ của ngân sách địa phương sẽ là gánh nợ của ngân sách nhà nước trong khi việc đầu tư lại dàn trải, kém hiệu quả.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN