tailieunhanh - Tiểu luận tài chính quốc tế: Phân tích tình hình kinh tế thế giới hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu

Tiểu luận tài chính quốc tế: Phân tích tình hình kinh tế thế giới hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu nhằm trình bày về những hệ lụy và chuyển đổi trật tự toàn cầu, vị thế mới của các nền kinh tế lớn trên thế giới chương, kết luận và thông điệp đối với Việt Nam. | TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI KHOA SAU ĐẠI HỌC TIỂU LUẬN Môn học Tài chính quốc tế Phân tích tình hình kinh tế thế giới hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu Giáo viên TS. MAI THU HIỀN Lớp TCNH - 19A Nhóm thực hiện - Nguyễn Như Trinh - Đậu Huy Ngọc - Ngô Hoài Nam - Đào Thị Thu Thủy - Trần Thị Thu Nga 1 LỜI NÓI ĐẦU CHƯƠNG I. NHỮNG HỆ LỤY VÀ CHUYỂN ĐỔI TRẬT Tự TOÀN CẦU CHƯƠNG II. VỊ THẾ MỚI CỦA CÁC NỀN KINH TẾ LỚN TRÊN THẾ GIỚI CHƯƠNG III. KẾT LUẬN VÀ THÔNG ĐIỆP ĐỐI VỚI VIỆT NAM 2 LỜI NÓI ĐẦU Thế giới đã trải qua một cơn chấn động mạnh với cuộc suy thoái từ năm 2008 đã suýt tạo ra một cuộc Đại khủng hoảng thứ hai trên quy mô toàn cầu. Đợt suy thoái quy mô ớn này bên cạnh việc để lại những hậu quả nghiêm trọng đã tạo ra những tranh luận nghiêm túc về kinh tế học hiện đại với những trận chiến giữa các luồng tư tưởng. Cuộc khủng hoảng kinh tế lần này đã để lại những hệ lụy nặng nề cho toàn bộ nền kinh tế thế giới nói chung và các nền kinh tế bị ảnh hưởng nói riêng. Trong phạm vi môn học nhóm thực hiện tiểu luận cố gắng mô tả những tác động lâu dài của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua để thấy được kết cấu mong manh và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trên thế giới. Tất cả các nước tại mọi nền kinh tế đều phải đối mặt với những hậu quả này và phải chật vật tìm kiếm những giải pháp và điều chỉnh những kế hoạch trung và dài hạn. Cho đến nay cuộc khủng hoảng này là tồi tệ nhất kể từ Đại khủng hoảng năm 1929-1933 làm cho hàng triệu người trên khắp thế giới mất việc làm. Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ Mỹ nhanh chóng lan rộng ra toàn cầu và kéo theo toàn bộ nền kinh tế thế giới xuống dốc. Trong khi người ta nghĩ rằng Mỹ là một trong những động lực của nền kinh tế toàn cầu với những chính sách kinh tế đúng đắn thì cuộc khủng hoảng là một sản phẩm mang nhãn hiệu Mỹ được xuất khẩu ra toàn thế giới với khoảng một phần tư các khoản vay thế chấp của Mỹ đã được chuyển sang nước ngoài. Cuộc khủng hoảng cũng đã làm nhiều nền kinh tế gánh chịu tổn thất do lượng cầu của

TỪ KHÓA LIÊN QUAN