tailieunhanh - Phương pháp mới trong giải toán nhiệt nhôm

Tài liệu Phương pháp mới trong giải toán nhiệt nhôm gửi đến các bạn các bài tập ví dụ về phương pháp giải toán nhiệt nhôm. Ở mỗi ví dụ sẽ có phần hướng dẫn giải và lưu ý kèm theo sẽ rất bổ ích cho các bạn trong quá trình làm bài tâp cũng như tìm ra các phương pháp giải bài tập nhanh cho bản thân. Để hiểu rõ hơn tài liệu. | Thầy Nguyễn Đình Độ PHƯƠNG PHÁP MỚI TRONG GIẢI TOÁN NHIỆT NHÔM Các em học sinh thân mến Nhiệt nhôm là một dạng toán thường xuất hiện trong các đề thi. Đặc biệt mức độ đề thi theo cấu trúc 60 xét tốt nghiệp 40 xét tuyển đại học thì nhiệt nhôm chắc chắn nằm trong nhóm 40 tức nhóm có mức độ phân hóa triệt để. Theo phương pháp mới này các em nên xem hỗn hợp trước và sau nhiệt nhôm chứa cùng một lượng như nhau các đơn chất từ đó kết hợp với định luật bảo toàn electron một số trường hợp kèm thêm định luật bảo toàn nguyên tố các em sẽ nhanh chóng có được kết quả cần tìm. Lưu ý Giả sử có bài toán nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí hỗn hợp gồm a mol Al và b mol FeO tức hỗn hợp trước và sau nhiệt nhôm đều gồm a mol Al b mol Fe và b mol O . Khi đó hỗn hợp sau nhiệt nhôm cho tác dụng với axit giải phóng H2 thì bảo toàn electron cho phương trình 3a 2b 2b 2nH do Al và Fe cho electron O và H nhận electron là một phương trình luôn đúng dù phản ứng nhiệt nhôm có xảy ra hoàn toàn hay không. Nhưng nếu cũng hỗn hợp sau nhiệt nhôm này cho tác dụng với dung dịch bazơ giải phóng H2 thì bảo toàn electron lại cho phương trình 3a 2b 2nH do chỉ có Al cho electron O và H nhận electron chỉ đúng nếu phản ứng nhiệt nhôm xảy ra hoàn toàn. Vấn đề chính là ở chỗ b mol O trong 2 trường hợp đã nhận electron theo các phương thức khác nhau khi cho hỗn hợp sau nhiệt nhôm tác dụng với axit thì dù phản ứng nhiệt nhôm có xảy ra hoàn toàn hay không toàn bộ b mol O trong các oxit đều chuyển hết thành O2 trong khi nếu cho hỗn hợp sau nhiệt nhôm tác dụng với dung dịch bazơ thì khi phản ứng nhiệt nhôm xảy ra không hoàn toàn sẽ chỉ có một phần O trong Al2O3 chuyển thành O2 O còn lại nằm trong FeO dư thì không thể chuyển thành O2 làm phương trình 3a 2b 2nH là một phương trình sai. Khi phản ứng nhiệt nhôm xảy ra hoàn toàn hỗn hợp sau nhiệt nhôm cho tác dụng với dung dịch bazơ giải phóng H2 thì FeO đã phản ứng hết tức b mol O nằm gọn trong Al2O3 sau nhiệt nhôm nên toàn bộ b mol O đã chuyển hết thành O2 .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN