tailieunhanh - Bài giảng Giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật ở tiểu học: Phần 2 - ĐHSP Đà Nẵng

Nội dung chương 2 của bài giảng Giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật ở tiểu học trình bày các nội dung: Hỗ trợ giáo dục hòa nhập, giáo dục hòa nhập cho trẻ khiếm thị, giáo dục hòa nhập cho trẻ chậm phát triển trí tuệ, giáo dục hòa nhập cho trẻ khiếm thính và các nội dung cụ thể khác. Mời bạn đọc tham khảo để hiểu rõ hơn về phần 2 của tài liệu. | Chương 3 HỖ TRỢ GIÁO DỤC HOÀ NHẬP 1. Nhóm bạn bè . Tổ chức học sinh trong nhà trường Theo điều lệ nhà trường lớp tổ là tổ chức chính thức của học sinh từ lớp một trở lên. Ngoài ra học sinh trong nhà trường còn tham gia các tổ chức đoàn thể của trẻ em như Đội thiếu niên tiền phong Đội nhi đồng Hàng ngày các em cùng học cùng chơi cùng tham gia các hoạt động ở thôn xóm nên các em hiểu được tình cảm nhu cầu nguyện vọng và năng lực của nhau. Tổ chức lớp Đội của học sinh có vai trò tuyên truyền giáo dục trẻ em biết thông cảm yêu thương hoà nhập với các bạn khuyết tật và sẵn sàng giúp đỡ bạn khắc phục khó khăn trong học tập trong sinh hoạt hàng ngày ở lớp ở trường và trong cộng đồng. Chính sự thông cảm tình thân ái và sự giúp đỡ lẫn nhau giữa trẻ với trẻ sẽ trở thành yếu tố động viên khích lệ các hoạt động nhân đạo trong cộng đồng vì tương lai của trẻ khuyết tật. Như vậy được đến lớp học hoà nhập trẻ khuyết tật mở rộng được mối quan hệ trong cộng đồng trước hết là quan hệ trẻ với trẻ. Trẻ khuyết tật có thêm rất nhiều bạn bè trong nhóm trong tổ trong lớp trong trường trong chi đội . . Xây dựng nhóm bè bạn . Vai trò của trẻ trong giáo dục hoà nhập Tục ngữ có câu học thầy không tày học bạn . Điều đó đã được thể hiện qua thực tế không chỉ trong chương trình giáo dục hoà nhập. Trẻ em có nhiều thuận lợi hơn so với người lớn trong việc việc giúp đỡ lẫn nhau - Giúp đỡ nhau trong học tập. Việc giúp đỡ nhau có lợi cho cả hai phía người được giúp đỡ và người giúp đỡ. Trẻ giúp đỡ nhau dễ hơn người lớn giúp đỡ trẻ vì giữa trẻ có tiếng nói chung. Chúng dùng ngôn từ của chúng biểu đạt theo cách hiểu của chúng và không bị mặc cảm e ngại với nhau. Những điều đó giáo viên khó có thể đạt được. Sự giúp đỡ lẫn nhau mang tính chất hai chiều vì cả hai bên đều có lợi. Lâu nay chúng ta ít khi nhận ra là người giúp đỡ có lợi mà chỉ thấy người được giúp đỡ được hưởng lợi. Lý thuyết và thực tế cho thấy Qua việc giúp đỡ hướng dẫn giải thích cho bạn bản thân người giúp đỡ sẽ nâng cao .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN