tailieunhanh - Ebook Tâm lý học phật giáo - Thầy Thích Tâm Thiện

Với kết cấu nội dung gồm 4 phần, cuốn sách "Tâm lý học phật giáo" giới thiệu tổng quát về tâm lý học phật giáo, giảng luận tâm lý học phật giáo qua 30 bài tụng duy thức, duy thức học và hệ thống tâm lý học phật giáo, kết luận và tài liệu tham chiếu. nội dung tài liệu chi tiết hơn. | TÂM LÝ HỌC PHẬT GIÁO Thích Tâm Thiện Xuất bản Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN o0o Nguồn http www. Chuyển sang ebook 25-7-2009 Người thực hiện Nam Thiên - namthien@ Link Audio Tại Website http Mục Lục Lời Giới Thiệu Cuốn Sách Phần I Giới Thiệu Tổng quát . Chương 1 Dẫn nhập . Chương 2 Sơ lược lịch sử tâm lý học Phần II Tâm Lý Học Phật Giáo Chương 1 Vài nét về lịch sử tâm lý học Phật giáo . Chương 2 Đại cương Tâm lý học Phật giáo Phần III Giảng Luận Tâm Lý Học Phật Giáo Qua 30 Bài Tụng Duy Thức . Chương 1 Tâm lý học Phật giáo qua nội dung 30 bài tụng Duy thức của Vasubandhu. . Chương 2 Con người và thế giới qua triết học duy thức Phần IV Duy Thức Học Và hệ Thống Tâm Lý Học Phật Giáo IV. 1 Chương 1 Vấn đề tâm lý giáo dục Chương 2 Tâm lý giáo dục Phật giáo Phần V Kết Luận và Tài liệu Tham chiếu o0o Lời Giới Thiệu Cuốn Sách Có thể nói rằng Duy thức học là một trong những môn học khó hiểu nhất trong các bộ môn Phật học. Vì đó chính là môn học đi sâu phần tâm thức hay còn gọi là tâm lý học. Trong ba Tạng thánh điển của Phật giáo hầu hết đều đề cập đến các vấn đề tâm thức của con người. Tuy nhiên trong luận Tạng điểm đặc sắc của nó là trình bày các vấn đề thuộc tâm lý học một cách có hệ thống và nổi bật nhất đó là Thắng pháp luận của Thượng tọa bộ Câu xá luận của Nhất thiết hữu bộ và Duy thức của Đại thừa. Đây là ba hệ thống giải trình tâm lý học một cách độc lập như là một bộ môn tâm lý học đặc thù của Phật giáo. Từ trước đến nay các tác phẩm viết về Duy thức học khá nhiều song khả năng truyền bá thường rất giới hạn vì thứ nhất là cách trình bày nặng về phần cổ điển và thứ hai là thuật ngữ chưa được diễn dịch theo cách hiểu hiện đại. Phần lớn các thuật ngữ đều được giữ nguyên văn chữ Hán. Ví dụ chủ thể nhận thức được gọi là Kiến phần và đối tượng được nhận thức được gọi là Tướng Phần. Điều này làm cho người học khó hiểu. Và càng đi sâu vào rừng thuật ngữ thì người học càng bị rối rắm. Trong khi .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.