tailieunhanh - Ăn Tết- Phiên Đàm về Cái Sự Ăn!

Đối với động vật và thực vật, ăn là để tồn tại và phát triển. Không ăn thì ”Thánh cũng không sống nổi!”. Cây cỏ cũng phải ăn, cho dù thức ăn là đất, là phân – Vậy hiển nhiên: “Ăn để mà sống” rồi! Ấy thế mà vẫn có người nói “sống để mà ăn!”. Đúng, sai thế nào, đến nay, cuộc tranh luận vẫn chưa ngã ngũ. Ăn tưởng là việc đơn giản, ấy vậy mà phải học đấy. Người xưa dậy rồi: Miếng ăn được coi là “ngọc thực”, nhưng cũng có khi là “miếng nhục”! Ăn uống. | Ăn Tết- Phiên Đàm về Cái Sự Ăn Đối với động vật và thực vật ăn là để tồn tại và phát triển. Không ăn thì. . Thánh cũng không sống nổi . Cây cỏ cũng phải ăn cho dù thức ăn là đất là phân - Vậy hiển nhiên Ăn để mà sống rồi Ây thế mà vẫn có người nói sống để mà ăn . Đúng sai thế nào đến nay cuộc tranh luận vẫn chưa ngã ngũ. Ăn tưởng là việc đơn giản ấy vậy mà phải học đấy. Người xưa dậy rồi Miếng ăn được coi là ngọc thực nhưng cũng có khi là miếng nhục Ăn uống phải cho đàng hoàng không nhai nhồm nhoàm càng không phùng mạng trợn má ăn lấy được. Phải chín chắn ngay cả trong việc ăn đừng có ăn sổi ở thì ăn không nghĩ đến ngày mai . Có kẻ ăn hoang phá hại lại có người có tiền có của đấy nhưng vẫn ăn dè ăn sẻn dành dụm phòng lúc khó khăn. Con trẻ lên hai lên ba háu ăn thì cha mẹ ông bà ai cũng mừng nhưng thành người lớn rồi mà trông thấy miếng ăn mắt cứ hau háu thì xấu lắm Miếng ăn còn phải sạch sẽ ăn chín uống sôi chớ ăn sống ăn sít . Có kẻ ăn như mèo ăn nhưng cũng có người ăn hùng hục như hổ đói . Có người mời gẫy đũa gẫy bát không chịu ăn nhưng có kẻ cứ thấy đâu có ăn là sa vào liền tự nhiên như ruồi Bên cạnh người phàm ăn bạ gì cũng ăn thì cũng có kẻ kén cá chọn canh . Có người khi ăn cũng luôn nghĩ đến người khác ăn trông nồi ngồi trông hướng thấy nồi cơm đã vơi thì dẫu bụng còn đói vẫn hạ bát vô phép các cụ cháu ăn đủ rồi ạ nhưng cũng không ít kẻ mặc thiên hạ cứ một mình chén tì tì chén thủng nồi trôi rế . Ăn cũng có nhiều cách lịch sự thì gọi là xơi Kính mời cụ xơi cơm cùng trang lứa thì có thể nói là nhậu là đánh chén . Không lịch sự thì có nhiều cách gọi lắm nào là hốc nhồi tọng . Ví dụ Hốc hoặc nhồi tọng cho lắm vào là gặm liếm đớp - ba từ này bắt chước động thái ăn của loài chó Ví dụ Tiền trợ cấp các gia đình khó khăn bị các quan địa phương nọ gặm hoặc liếm đớp tới quá nửa .- Tất thảy đều do tính cách đạo đức lối sống con người tạo nên cả. Lại có cả cảnh kẻ ăn không hết người lần không ra nữa. Một gia đình nông dân suất ăn hàng ngày chỉ đáng mươi ngàn đồng Việt

TỪ KHÓA LIÊN QUAN