tailieunhanh - Người Gác Đêm

Chiều hôm nay lá rụng như mưa, vàng cả giời, vàng cả đất. Lá chết của ngày hè nắng đang độ nhạt rụng nhiều đi để cho những cánh lá trong xanh như ngọc thạch trồi ra làm tươi dịu những ngày đầu thu đang tới. Lá rụng như mưa. Gió giời mênh mang thổi, làm tắt bao nhiêu nguồn sống, tàn nhẫn mà vô tình. Trong hơi gió rào rào, lắng nghe, ai có thấy những tiếng rên nho nhỏ của cành lá này, lá khác khi rời khỏi cành cây khô? Ai đâu thì không biết, ở vườn. | Ngọc Giao Người Gác Đêm Chiều hôm nay lá rụng như mưa vàng cả giời vàng cả đất. Lá chết của ngày hè nắng đang độ nhạt rụng nhiều đi để cho những cánh lá trong xanh như ngọc thạch trồi ra làm tươi dịu những ngày đầu thu đang tới. Lá rụng như mưa. Gió giời mênh mang thổi làm tắt bao nhiêu nguồn sống tàn nhẫn mà vô tình. Trong hơi gió rào rào lắng nghe ai có thấy những tiếng rên nho nhỏ của cành lá này lá khác khi rời khỏi cành cây khô Ai đâu thì không biết ở vườn Bách thảo này có lão Năm-điên. Lão Năm-điên nghếch mãi mặt lên nhìn lá rụng và lão nghe tiếng rên của lá . Thực như vậy đó lão già cô độc thương lá cả bốn mùa. Chiều nào lá rụng nhiều chiều ấy lão không thiết nói năng gì cả môi lão mím chặt lại hai tay lão chắp sau lưng lão bước củ rủ như con cò ốm. Đừng vội cười lão già đâu phải nhà thi sĩ Cũng đừng bảo ở cái thân già khô như củi ấy sao lại có thể chứa đựng một tâm hồn phiền phức ấy. Không ở cái nhân loại này ai mà không khổ tâm hồn nào mà chẳng quằn quại trong nguồn sống hàng ngày nhiều hay ít mà thôi. Lão Năm - điên chịu cái khổ âm thầm từ mấy chục năm giời. Trong những chiều lá rụng lão thấy hiện ra một đứa trẻ thơ thẩn nhặt lá dưới những gốc cây ấy là con lão đứa con gái có trái đào phơ phất trên đầu ngày xưa vẫn ra sân đình lượm lá về đun. Hai cha con heo hút sống ở một căn lều tận góc làng tưởng chừng được bỏ quên đi thế mà người ta vẫn nhớ đến lão một năm một lần. Cái ngày được người ta nhớ đến lão chỉ muốn đào lỗ mà chui xuống ở luôn dưới đó không bao giờ lên nữa nhưng người ta cứ lôi lão lên để bảo cho lão biết rằng nghèo thì nghèo cũng cần phải lĩnh cái sưu cho được tiếng là người dân lương thiện chứ lẩn lút như vậy thì có khác gì con vật. Lão Năm xấu hổ vì bị người ta nhiếc là con vật nên một sớm lão đã đeo khăn gói bỏ làng ra đi. Hai cha con trẩy bộ suốt đến bến đò Tân Đệ xuống tầu lấy vé lên Hà Nội thiếu mất chút ít nhưng van lạy mãi người ta người ta chửi dăm ba câu rồi người ta cũng cho ngồi một chỗ. Lạc vào Hà Nội lão hỏi .