tailieunhanh - Bài giảng Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh - Th.S. Lê Ngọc Thanh

Bài giảng Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh giúp sinh viên trình bày được những quan điểm về nghề nghiệp, về trước tác và về sự kế thừa của Lãn Ông, trình bày được những nội dung cơ bản của 28 tập trong tác phẩm Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh của Hải Thượng Lãn Ông, trình bày tóm tắt nội dung học thuyết thủy hỏa. Mời bạn đọc tham khảo. | HẢI THƯỢNG Y TÔNG TÂM LĨNH Lê Ngọc Thanh Mục Tiêu: Trình bày được những quan điểm về nghề nghiệp, về trước tác và về sự kế thừa của Lãn Ông. Trình bày được những nội dung cơ bản của 28 tập trong tác phẩm Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh của Hải Thượng Lãn Ông. Trình bày tóm tắt nội dung học thuyết thủy hỏa I. Tiểu sử tác giả: Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác sinh năm 1720 tại phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương. Ông mất năm 1791 tại Hà Tĩnh. Ông sinh ra trong một gia đình có nhiều người khoa bảng, đậu tiến sĩ và làm quan. Có thể chia quãng đời HTLO làm 4 giai đoạn: Giai đoạn ấu thơ ( 1720- 1739 ): Ông theo cha lên học ở Thăng Long. Năm 20 tuổi cha mất phải thôi học về quê, không tham gia thi cử 2. Giai đoạn binh nghiệp ( 1739 – 1746 ): Cầm quân thường thắng trận nên tướng chúa Trịnh muốn đề bạt nhưng ông từ chối. Năm 1746, nghe tin anh trai mất xin giải ngũ về quê chịu tang và nuôi mẹ và các cháu. 3. Giai đoạn ở nhà và bệnh tật ( 1746 – 1749 ): Về quê, do lo nghĩ nhiều làm mất sức, ông lâm bệnh nặng, chữa chạy nhiều nơi mấy năm không khỏi. Năm 1749 ông đến ở nhà Lương Y Trần Độc ở Nghệ An. Ở nhà thầy điều trị hơn 1 năm, nhân lúc rãnh rỗi, ông đọc Phùng Thị Cẩm Nang một cách say mê và hiểu hết, thấy ích lợi nên quyết chí học thuốc. Trong một lần ông được mời ra làm tướng và được hứa sẽ bái tướng phong hầu, nhưng ông viện cớ nuôi mẹ nhất quyết từ chối rồi về Hương Sơn ẩn cư. Ông làm nhà trong rừng ven núi quyết chí và miệt mài học thuốc, lấy biệt hiệu là “Lãn Ông” 4. Giai đoạn y nghiệp: ( 1750 – 1791 ) Ông tìm thầy kết bạn, đọc sách để học thuốc, đêm ngày tự học một mình, khi không gặp được ai, ông tự mò mẫm suy đoán. Khi hay tin ở đâu có thầy thuốc hay ông cũng đều đến để học hỏi. Tinh thần muốn học hỏi sâu hơn khiến ông quyết định ra kinh đô vào năm 1756 để tìm thầy học thêm. Không gặp được thầy giỏi, ông đành mua một số sách mang về. Năm 1760, ông mở lớp dạy Y để đáp ứng nhu cầu trị bệnh cho dân. Ông vẫn trao đổi kinh nghiệm và học hỏi ở bạn đồng nghiệp, giao lưu với Y | HẢI THƯỢNG Y TÔNG TÂM LĨNH Lê Ngọc Thanh Mục Tiêu: Trình bày được những quan điểm về nghề nghiệp, về trước tác và về sự kế thừa của Lãn Ông. Trình bày được những nội dung cơ bản của 28 tập trong tác phẩm Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh của Hải Thượng Lãn Ông. Trình bày tóm tắt nội dung học thuyết thủy hỏa I. Tiểu sử tác giả: Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác sinh năm 1720 tại phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương. Ông mất năm 1791 tại Hà Tĩnh. Ông sinh ra trong một gia đình có nhiều người khoa bảng, đậu tiến sĩ và làm quan. Có thể chia quãng đời HTLO làm 4 giai đoạn: Giai đoạn ấu thơ ( 1720- 1739 ): Ông theo cha lên học ở Thăng Long. Năm 20 tuổi cha mất phải thôi học về quê, không tham gia thi cử 2. Giai đoạn binh nghiệp ( 1739 – 1746 ): Cầm quân thường thắng trận nên tướng chúa Trịnh muốn đề bạt nhưng ông từ chối. Năm 1746, nghe tin anh trai mất xin giải ngũ về quê chịu tang và nuôi mẹ và các cháu. 3. Giai đoạn ở nhà và bệnh tật ( 1746 – 1749 ): Về quê, do lo nghĩ nhiều làm mất sức, ông lâm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN