tailieunhanh - Ebook Kỹ thuật chế biến thức ăn cho gia súc nhai lại: Phần 2 - NXB Lao động
Phần 2 cuốn sách "Kỹ thuật chế biến thức ăn cho gia súc nhai lại" tiếp tục giới thiệu đến bạn đọc phần còn lại tương ứng với nội dung từ mục III đến mục VI. Phần này cung cấp cho bạn đọc các nội dung như: Chế biến chất xơ thô, ủ chua phụ phẩm làm thức ăn, các loại phụ phẩm và chế biến một số phụ phẩm khác. Hi vọng cuốn sách là tài liệu bổ ích và thiết thực giúp cho người dân chăn nuôi gia súc tiết kiệm chi phí thức ăn, chăn nuôi gia nuôi gia súc mang lại hiệu quả kinh tế cao. | III. CHÊ BIÊN CHẤT xơ THÔ 1. Thức án xơ thô - Xenluloza là cấu trúc chủ yếu của tế bào thực vật chiếm khoảng 32 - 47 của thức ăn thô. Xenluloza là chuỗi cacbonhydrat đơn giản phân tử mạch thẳng được tạo bởi p - D - glucoza bằng ỉiên kết 0 - 1 4 - glucozit. Mỗi phân tử có thể lên tới hàng vạn đơn vị. Trong tự nhiên xenluloza tồn tại dưới dạng tinh thể. Xenluloza bao gồm nhiều chuỗi thẳng liên kết vói nhau thành bó dài nhờ mạch nôì tạo thành các sợi xenluloza bền vững được bao bọc bởi các thành phần khác của vách tế bào. - Hemixenluloza là những heteropolisaccarit được cấu tạo từ các loại đường thuộc nhóm hexoza và nhóm pentoza. Hemixenluloza bao bọc xung quanh các microfibril cùng với một số thành phần khác như pectin và glycoprotein. Có thể coi hemixenluloza cùng với pectin và glycoprotein như vữa để gắn kết các microfibil lại trong macroíìbrin. Hemixenluloza thường liên kết với các cấu trúc phenolic bao quanh các sợi xenluloza. Hemixenluloza không hoà tan trong nước nhưng 57 hoà tan trong dung dịch kiềm và bị thuỷ phân bởi axĩt dễ dàng hơn so với xenluloza. - Lignin là hetero - polyme vô định hình của các loại rượu phenolic. Lignin không hoằ tan trong nưốc đung mổi hữu cơ bình thường trong axit đậm đặc và rất bền vối các Enzym vi sinh vật dạ cỏ. Nhưng dưới tác dụng của dung dịch kiềm bisulfitnatri hay axỉt sulfurơ một phần lignin bị phân giải và chuyển vào dung dịch. Lignin hoá là giai đoạn cuối cùng của sự phát triển ỏ tế bào thực vật. Thực vật càng già thì hàm lượng lignin càng cao. Mức độ lignin hoá cao làm cho thành tế bào thực vật trở nên cứng và bển vững có ý nghĩa lớn đôì với các cơ quan chổng đỡ ở thực vật nhưng lại gây khó khăn trong việc tiêu hoá xơ ở dạ cỏ loài nhai lại. Trong vách tế bào lignin liên kết với hemixenluloza xenluloza bằng các mạch nối ester và hydrogen. Ngoài ra lìgnin còn liên kết vói protein bằng các mạch nối hóa trị. Ngoài các phân tử lignin trong vách tế bào còn có các monome phenolic tồn tại ở dạng tự do. Các phân tử phenolic tự do .
đang nạp các trang xem trước