tailieunhanh - Chuẩn mực kép và quan hệ giới - Hoàng Bá Thịnh

Chuẩn mực kép và quan hệ giới bao gồm những nội dung về chuẩn mực xã hội và chuẩn mực kép, giới và chuẩn mực kép. Hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn chuyên ngành Tâm lý học và những ngành có liên quan. | CHUẨN MỰC KÉP VÀ QUAN HỆ GIỚI Hoàng Bá Thịnh Trường Đại học KHKH NV. 1. Chuẩn mực xa hội và chuẩn mực kép Chuẩn mực xã hội được xem là một trong những thành tố của cấu trúc văn hoá. Chuẩn mực được sử dụng với nhiều nghĩa ví dụ - Được hiểu như là quan niệm mục đích luân lý - đạo đức như là la bàn định hướng của hành động được hình thành từ các quan niệm về giá trị. Chuẩn mực như là tiêu chí của việc đánh giá hành động - cả trên phưong diện tính phù hợp và sự sai lệch - bắt nguồn từ sắp xếp thang giá trị cao hay thấp. - Một chuẩn mực là một quy tắc hành vi có giá trị phổ biến mà việc tuân thủ nó được những thành viên khác của xã hội trông đợi và thừa nhận. Như vậy nó nói lên đặc biệt rõ cái cần phải cái nghĩa vụ và mệnh lệnh đối với hành vi G. Endruweit và G. Trommsdorff 2002 71-72 . Đây là một trong những cách hiểu khá phổ biến về chuẩn mực. Bản chất của nó được xem như là nhân tố định hướng cho hành vi của cá nhân hoặc nhóm bởi vì Không có chuẩn mực thì hành động xã hội sẽ khó khăn vì hành động và kỳ vọng ở người hành động ít ra cũng phải một phần phù hợp với nhau để cho phép hiểu đúng nghĩa của hoàn cảnh hành động G. Endruweit và G. TrommSdorff 2002 72 . Một trong những quan niệm được xem là sớm nhất về chuẩn mực trong xã hội học Mỹ là quan niệm của Sumner 1906 khi ông phân chia chuẩn mực làm hai cấp độ - Chuẩn mực đạo đức để quy chiếu cho các ý nghĩa đạo đức quan trọng. Đạo đức bị cấm đoán - thường quy là điều cấm kỵ - ví dụ sự mong đợi của người Mỹ cho rằng người lớn không nên quan hệ tình dục với trẻ em. Do tầm quan trọng của chuẩn mực đạo đức trong hệ thống văn hoá nên nó có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại xã hội. Vì lý do này chuẩn mực đạo đức thường được luật pháp hỗ trợ. - Tập tục truyền thống là các chuẩn mực ít có ý nghĩa đạo đức. Tiêu chuẩn xã giao và thể diện là minh hoạ cho tập tục truyền thống. Chẳng hạn. chúng ta trêu chọc một người bạn ăn mặc có vé nhếch nhác nhưng cách chọn 52 TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC Số 11 92 11 - 2006 kiểu ăn mặc của một người .