tailieunhanh - Giáo án Phát triển ngôn ngữ: Đề tài - Dạy trẻ đóng kịch Cáo thỏ và gà trống

Nhằm giúp trẻ hiểu sâu sắc nội dung truyện và biết đánh giá về từng nhân vật, biết đóng kịch và thay đổi giọng điệu từng nhân vật, mời các bạn tham khảo giáo án Phát triển ngôn ngữ với đề tài dạy trẻ đóng kịch "Cáo thỏ và gà trống" dưới đây. Hy vọng nội dung giáo án là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn. | GI¸O ¸N Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ. Chủ đề: Thể giới động vật. Đề tài: Dạy trẻ đóng kịch “ Cáo thỏ và gà trống” Đối tượng: 5-6 tuổi. Thời gian: 30-35 phút. Người dạy: Vò ThÞ BÝch H­êng. I. Mục đích- yêu cầu. 1. Kiến thức: - Giúp trẻ hiểu sâu sắc nội dung truyện và biết đánh giá về từng nhân vật. - Biết đóng kịch và thay đổi giọng điệu từng nhân vật. 2. Kĩ năng: - Trẻ nói trọn câu và trả lời được câu hỏi. - Phát triển trí nhớ và khả năng tư duy của trẻ. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ biết yêu thương giúp đỡ bạn bè. II. Chuẩn bị: - GADDT. Máy tính, máy chiếu. - Mũ nhân vật, cây, nhà của thỏ. dẫn thực hiện. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. - Lắng nghe! Lắng nghe! - Các con nghe xem câu nói này của ai? Trong câu truyện nào? "Cúc cu cu Ta vác hái trên vai Đi tìm Cáo gian ác Cáo ở đâu ra ngay" - Đúng rồi! Hôm nay cô và các con sẽ tìm hiểu thật kỹ về câu chuyện này nhé. 2. Hoạt động 2: Phát triển bài. a. Cô kể chuyện. Cô kể lần 1 :Cô kể kết hợp hình ảnh giáo án power point. - Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì? - Giảng nội dung: Câu truyện Cáo Thỏ và Gà trống kể về các con vật sống trong rừng, Thỏ là con vật hiền lành, ngoan ngoãn, Cáo thì có tính xấu đã cướp nhà của Thỏ, Bầy chó và bác Gấu biết giúp đỡ người khác, còn chú Gà trống rất dũng cảm đã giúp Thỏ đòi lại nhà. thoại : - Vì sao Thỏ ngồi dưới gốc cây khóc? - Bầy Chó đã đến an ủi Thỏ như thế nào? - Thỏ trả lời ra sao? Giọng của thỏ thế nào? Giọng của cáo thế nào? - Bầy cho có đuổi được Cáo không? - Gấu có đuổi được Cáo không? - Gà trống đã nói gì với Thỏ? - Gà trống đã nói như thế nào khi đến gặp cáo? Giọng của gà trống thế nào? - Qua câu chuyện này các con học tập ai? -Vì sao? - Các con biết không bầy Chó và Gấu rất tốt bụng nhưng vẫn còn nhát gan, chỉ có Gà trống có lòng dũng cảm gan dạ nên đã giúp Thỏ lấy lại được nhà. Ở trong lớp các con phải biết yêu thương, giúp đỡ nhau, nhường đồ chơi, không đánh nhau với bạn như vậy mới là con ngoan. c. Cô dạy trẻ đóng kịch. Các con vừa được nghe cô kể câu chuyện “ Cáo thỏ và gà trống” Các con đã biết ai dũng cảm nhất không? Vậy các con có thích đóng vai nhân vật trong chuyện này không? Cô cho trẻ đóng theo nhóm * Cho trẻ nhận vai chơi. * Cho trẻ đóng kịch. Các tổ sẽ thi xem tổ nào diễn hay nhất nhé. -Từng tổ lên đóng kịch. - Nhóm trẻ lên đóng kịch. Sau đây câu chuyện sẽ được tái hiện qua vở kịch “ Cáo thỏ và gà trống” Cô giới thiệu diễn viên. - Trẻ đóng kịch. 3. Hoạt động 3: Kết thúc. Cho trẻ hát “ Trời nắng trời mưa” - Nghe gì? Nghe gì? - Câu nói của Cáo trong câu chuyện "Cáo, Thỏ, và Gà trống" - Cáo, Thỏ và Gà trống. - Vì Thỏ bị Cáo đuổi ra khỏi nhà. - "Thỏ ơi! Làm sao bạn khóc" - "Làm sao tôira khỏi nhà" - Dạ không - Gấu đến an ủi Thỏ. - "Thỏ đi" - " Bác không đuổi bác đuổi được" - Dạ không - " Thỏ ơi. được Cáo" - Học bầy chó, gấu và gà trống. - Vì biết bênh vực bạn yếu hơn nhất là gà trống đã rất dũng cảm. - Gà trống. - Có ạ. - Nhóm trẻ đóng kịch. - Trẻ hát kết hợp tập nhảy giống thỏ.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN