tailieunhanh - Tài liệu về chính trị học đại cương - GVCC. TS. Nguyễn Quốc Tuấn

Tài liệu về chính trị học đại cương có kết cấu nội dung gồm 3 chương: Chương 1 trình bày lược khảo lịch sử tư tưởng chính trị, chương 2 giới thiệu về quyền lực chính trị, chương 3 trình bày về hệ thống chính trị,. nội dung tài liệu để nắm bắt nội dung chi tiết. | TÀI LIỆU VỀ CHÍNH TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG GVCC. TS. NGUYỄN QUỐC TUẤN Chương 1 LƯỢC KHẢO LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ GVCC. TS. Nguyễn Quốc Tuấn I. TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ PHƯƠNG TÂY TỪ CỔ ĐẠI ĐẾN CẬN ĐẠI Phương Tây cổ đại TK IV TCN - TK III đang trong quá trình chuyển biến từ chế độ cộng sản nguyên thủy sang chế độ chiếm hữu nô lệ điển hình với cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa hai đường lối triết học chủ nghĩa duy vật do Democrit đại diện và chủ nghĩa duy tâm do Platon đại diện cùng cuộc đấu tranh một mất một còn của tầng lớp chủ nô dân chủ cách mạng chống lại tầng lớp chủ nô quý tộc phản cách mạng trong việc giải quyết các vấn đề quyền lực chính trị mà cơ bản nhất là vấn đề quyền lực nhà nước. Trong cuộc đấu tranh đó những tư tưởng chính trị tiến bộ hình thành và phát triển khá mạnh mẽ đặt nền móng hết sức căn bản cho sự phát triển tư tưởng chính trị dân chủ của nhân loại. Thời trung cổ TK IV - TK XV Phương Tây là chế độ phong kiến chuyên chế với sự kết hợp giữa Thế quyền và Thần quyền thành sự kết hợp giữa nhà nước và nhà thờ để thống trị thần dân mà thực chất là sự thống trị của Thiên Chúa giáo đối với đời sống tinh thần của nông nô. Khoa học và kỹ thuật không phát triển Triết học làm nô lệ cho Thần học và rơi vào chủ nghĩa kinh viện nên có rất ít tư tưởng chính trị tiến bộ. Thời cận đại TK XVI - TK XIX tiếp sau thời Phục hưng là sự phát triển mạnh mẽ của Triết học khai sáng - chủ nghĩa duy vật thắng thế so với chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo. Các trào lưu tư tưởng về dân chủ dân quyền về tự do bình đẳng và bác ái chuẩn bị những tiền đề về lý luận cho các cuộc cách mạng dân chủ tư sản với sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân đấu tranh cho các quyền cơ bản của con người mà điển hình là cuộc Đại cách mạng tư sản Pháp 1789 nên có nhiều giá trị mang tính nhân loại phổ biến. 1. Giá trị tư tưởng về người lãnh đạo chính trị Ngay từ thời cổ đại Socrat và Democrit đã xác định được nền tảng quan trọng nhất của người lãnh đạo chính trị là Đạo đức và Tài năng . Socrat 470 .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN