tailieunhanh - Tìm hiểu không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào ngày 15 tháng 11 năm 2005. Sau Nhã nhạc cung đình Huế, đây là di sản thứ hai của Việt Nam được nhận danh hiệu này. | Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên bao gồm các yếu tố bộ phận sau cồng chiêng các bản nhạc tấu bằng cồng chiêng những người chơi cồng chiêng các lễ hội có sử dụng cồng chiêng Lễ mừng lúa mới Lễ cúng Bến nước. những địa điểm tổ chức các lễ hội đó nhà dài nhà rông nhà gươl rẫy bến nước nhà mồ các khu rừng cạnh các buôn làng Tây Nguyên . Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum Gia Lai Đăk Lăk Đăk Nông Lâm Đồng và chủ nhân của loại hình văn hóa đặc sắc này là cư dân các dân tộc Tây Nguyên Bana Xêđăng Mnông ơho Rơmăm Êđê Giarai. Nhiều quốc gia trên thế giới cũng có cồng chieng như indonexia THÁI LAN malayxia lào thậm chí ở những quốc gia từ lâi cồng chiêng trở thành tài sản đặc thù của cung đình nhưng ở việt nam cồng chiêng là sở hữu của toàn dân và chỉ có cồng chiêng Tây Nguyên được unesco công nhân kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của người Tây Nguyên là tiếng nói của tâm linh tâm hồn con người để diễn tả niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống trong lao động và sinh hoạt hàng ngày của họ. Cồng chiêng là loại nhạc khí bằng hợp kim đồng có khi pha vàng bạc hoặc đồng đen. Cồng là loại có núm tượng cho bầu vú người mẹ hay cồng cái chiêng không núm hay còn gọi chiêng cha. Nhạc cụ này có nhiều cỡ đường kính từ 20cm đến 60cm loại cực đại từ 90cm đến 120cm. Cồng chiêng có thể được dùng đơn lẻ hoặc dùng theo dàn bộ từ 2 đến 12 hoặc 13 chiếc thậm chí có nơi từ 18 đến 20 chiếc. Cồng chiêng Tây Nguyên là loại nhạc cụ độc đáo đặc sắc và đa dạng. Các dàn cồng chiêng Tây Nguyên lấy thang bồi âm tự nhiên làm cơ sở để thiết lập thang âm của riêng mình. Trong đó mỗi biên chế của từng tộc người đều cấu tạo bởi thang 3 âm 5 âm hay 6 âm cơ bản. Song cồng chiêng vốn là nhạc cụ đa âm bên cạnh âm cơ bản bao giờ cũng vang kèm một vài âm phụ khác. Thành thử trên thực tế một dàn 6 chiêng sẽ cho ta tối thiểu 12 âm hay nhiều hơn nữa. Điều đó lý giải tại sao âm sắc cồng chiêng nghe thật đầy đặn và

TỪ KHÓA LIÊN QUAN