tailieunhanh - bài giang BIỂU MÔ (Epithelial tissue) 11

| CHƯƠNG 11 PHÁT TRIỂN CỦA CUA BIỂN Scylla serrata Tên củ Scyllaparamamosain Tên mới Tên tiếng việt Cua biển Cua bùn Cua rừng ngập mặn Cua xanh Tên tiếng Anh Mud crab Mangrove crab 1. ĐẶC ĐIỂM PHÂN TÍNH VÀ CƠ QUAN SINH DỤC I Cua biển phân tính đực cái rõ ràng. Khi chiều dài mai lớn hơn 5 cm ta có thể phân biệt được đực cái căn cứ vào hình dạng của yếm phần bụng thoái hoá . Yếm cua đực có hình tam giác còn yếm cua cái có hình bầu dục. Mặt trong của yếm cua đực có đôi gai giao cấu do đôi chi bụng đầu tiên biến thành còn ở cua cái có tất cả chi bụng đều biến thành dải lông tơ để trứng bám vào khi cua ôm trứng. 2. ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Cua biển sống ở vùng nước lợ 5 - 33 ppt. Khi đạt kích cở từ 100 g trở lên với chiều rộng mai 7 8 cm cua di cư ra vùng ven biển để giao vĩ trước khi sinh sản. Hoạt động giao vĩ chủ yếu xảy ra vào ban đêm ngay sau khi con cái vừa lột xác xong vỏ còn mềm và con đực không lột xác vỏ cứng. Trước khi con cái lột xác 1-2 ngày hoặc 3-4 ngày con đực ôm chặt lưng con cái bằng các chân và 2 càng. Khi con cái sắp lột xác con đực rời con cái trong một thời gian ngắn và đến khi con cái vừa lột xác xong con đực lập tức ôm con cái trở lại lật ngữa con cái lên và tiến hành giao vĩ. Cả con đực và cái không ăn trong thời gian giao vỹ. Sau đó con cái sẽ ăn rất nhiều nhằm tích luỹ dinh dưỡng cho sự phát triển của buồng trứng. Sau khi giao vỹ buồng trứng cua cái vẫn tiếp tục phát triển khoảng 30 - 40 ngày trước khi thành thục và đẻ .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.