tailieunhanh - Vấn đề văn bản của truyện ngắn 'Chữ người tử tù'

Tham khảo tài liệu 'vấn đề văn bản của truyện ngắn 'chữ người tử tù'', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | T V 1 J V V Vân đề văn bản của truyện ngăn Chữ người tử tù Truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân đăng lần đầu tiên trên tạp chí Tao Đàn số 29 năm 1939 với tên gọi Giòng chữ cuối cùng . Sách giáo khoa Ngữ văn 11 hiện nay sử dụng văn bản trích từ tập Vang bóng một thời xuất bản năm 1940. Giữa hai bản in này có sự khác biệt khá lớn. Rất tiếc sách giáo viên và các sách tham khảo khác chưa chú ý đúng mức đến sự khác biệt này. Chúng tôi thấy cần thiết phải nghiên cứu Chữ người tử tù túc góc độ văn bản học. Vì công việc này sẽ cấp thêm cho bạn độc một hướng thưởng thức văn tài cùng sự kì khu của Nguyễn Tuân. Đúng hơn chúng tôi sẽ kê ra nhiều căn cứ chứng tỏ Nguyễn Tuân không chỉ bổ sung hoặc sửa đổi một số câu chữ mà thực chất tác giả đã viết lại tác phẩm Giòng chữ cuối cùngcủa mình 1 . So sánh hai văn bản chúng tôi nhận thấy có mấy sự khác biệt sau đây 1. về tên truyện Tên gọi Chữ người tử tù xuất hiện lần đâu tiên năm 1940 do chính Nguyễn Tuân đặt. Năm 1982 tuyển tập Nguyễn Tuân ra đời tên gọi Chữ người tử tù vẫn được giữ nguyên. Vậy sự khác biệt giữa nhan đề của bản in đầu tiên với các bản in sau đó đã trở thành sự thực không thể phủ nhận được. Vấn đề còn lại ở chỗ chúng khác nhau ra sao và có ý nghĩa gì Tôi thấy sự khác biệt giữa Giòng chữ cuối cùng với Chữ người tử tù không chỉ giản đơn về mặt câu chữ mà chủ yếu ở cách thể hiện. Nhan đề đầu tiên đậm tính báo chí và nghiêng về thông tin. Nhan đề thứ hai thiên về bộc lộ quan niệm. Nhan đề thứ nhất dồn trọng tâm vào chữ chữ trở thành sự kiện nhan đề thứ hai chú ý đến quan hệ giữa chữ và người giữa chữ và cảnh. Đặt nhan đề thứ nhất Nguyễn Tuân nhấn mạnh vào tính chất của sự kiện đặt nhan đề thứ hai Nguyễn Tuận tô đậm yếu tố hoàn cảnh. Mỗi nhan đề có một vẻ đẹp riêng xét trên phương diện nghĩa. 2. về cốt truyện Khi so sánh hai văn bản vừa nêu chúng tôi thấy ở văn bản Chữ người tử tù Nguyễn Tuân đã lược đi rất nhiều tình tiết sự kiện. Chẳng hạn ở văn bản Giòng chữ cuối cùng có đoạn Người ngồi đấy đầu đã điểm hoa râm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG