tailieunhanh - Bài giảng Ngữ văn 7 bài 21: Thêm trạng ngữ cho câu

Qua bộ bài giảng này các em sẽ được ôn lại các loại trạng ngữ đã học ở bậc tiểu học. Nắm được khái niệm về trạng ngữ trong cấu tạo câu và biết phân loại trạng ngữ theo nội dung mà nó biểu thị. Chúc các em luôn học tốt. | Bài giảng Ngữ văn 7 THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU I)Công dụng của trạng ngữ 1)Ví dụ: SGK trang 45,46 Hãy xác định trạng ngữ? a) Thường thường,vào khoảng đó. Trạng ngữ chỉ thời gian. Sáng dậy. Trạng ngữ chỉ thời gian. Nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời. Trạng ngữ chỉ cách thức. Trên giàn hoa lí. Trạng ngữ chỉ nơi chốn. Chỉ độ tám chín giờ sáng. Trạng ngữ chỉ thời gian. Trên nền trời trong trong. Trạng ngữ chỉ nơi chốn. b)Về mùa đông. Trạng ngữ chỉ thời gian. (?)Trạng ngữ không phải là thành phần bắt buộc của vì sao trong các ví dụ trên, ta không thể lược bỏ trạng ngữ ? Trạng ngữ trên đều góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác và đọan văn được mạch lạc. (?)Trong một bài văn nghị luận, em phải sắp xếp luận cứ theo những trình tự nhất định (thời gian, không gian, nguyên nhân - kết quả).Trạng ngữ có vai trò gì trong việc thể hiện trình tự lập luận ấy) ? Trạng ngữ giúp cho việc sắp xếp các luận cứ trong văn bản nghị luận theo trình tự nhất định về không gian, thời gian (?) Vậy,trạng ngữ có những công dụng gì ? nhớ : Trạng ngữ có những công dụng sau: - Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu đầy đủ, chính xác. - Nối kết các câu, các đoạn với nhau, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn mạch lạc. II)Tách trạng ngữ thành câu riêng: 1)Ví dụ: SGK trang 46 (?) Câu in đậm trong ví dụ có gì đặc biệt ( HS thảo luận 3’). Trạng ngữ của câu 1 và câu 2 có mối quan hệ với nhau về ý nghĩa đối với nồng cốt ở câu 1. Trang ngữ 2 được tách thành một câu riêng( phương tiện và mục đích ) Có thể ghép câu 2 vào câu 1 để tạo thành câu có hai trạng ngữ. Tác dụng: Nhấn mạnh trạng ngữ, tạo nhịp điệu cho câu văn, có giá trị tu từ. Trạng ngữ đứng ở vị trí nào trong câu mới có thể tách thành câu riêng ? Cuối câu. Vậy, việc tách trạng ngữ thành câu riêng để làm gì ? Trong một số trường hợp, để nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc thể hiện những tình huống, cảm xúc nhất định 2)Ghi nhớ : SGK trang 47. HS nhắc lại kiến thức bài học. III) Luyện tập : 1)Bài tập1:Công dụng của trạng ngữ trong các đọan trích: a) Trạng ngữ: - Kết hợp những bài này lại. Chỉ cách thức. - Ở loại bài thứ nhất. - Ở loại bài thứ hai. Chỉ nơi chốn. Công dụng: Trạng ngữ chỉ trình tự lập luận nơi chốn, bổ sung những thông tin tình huống, vừa có tác dụng liên kết các luận cứ trong mạch lập luận của bài văn, giúp cho bài văn trở nên rõ ràng, dễ hiểu. b) Trạng ngữ: Đã bao lần. Lần đầu tiên chập chững biết đi. Lần đầu tiên tập bơi. Lần đầu tiên chơi bóng bàn. Lúc còn học phổ thông. Về môn hóa. Công dụng: Trạng ngữ bổ sung tình huống về thời gian, phương tiện và có tác dụng liên kết. 2)Bài tập2: Chỉ ra trường hợp tách thành câu riêng, tác dụng. a) Năm 72. Nhấn mạnh thời gian hy sinh của bố cháu trong câu trước. b) Trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vẳng lên những chữ đờn li biệt, bồn chồn. Nhấn mạnh âm thanh tiếng đờn. 3)Bài tập3: Viết một đọan văn ngắn khoảng 5 câu, nói về việc giữ gìn trường lớp đó, có sử dụng trạng ngữ và giải thích vì sao em thêm trạng ngữ trong những trường hợp đó? Hiện nay, có một số học sinh còn chưa có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh trường mình đã quét lớp sạch sẽ rồi. Sau đó, mình lại xã giấy khắp phòng học .phòng học lại trở nên đầy rác vì hành động vô ý thức của các vậy, tôi kêu goi các bạn : Hãy giữ gìn trường lớp tôi,đó là một việc làm thật đáng khen. *Dặn dò: Học bài. Hòan chỉnh bài tập. Chuẩn bị: Kiểm tra tiếng Việt (Tiết 5, thứ sáu tuần này ) Chúc sức khỏe các thây cô và các em !

TỪ KHÓA LIÊN QUAN