tailieunhanh - MỘT VÀI VÍ DỤ VỀ PHÂN TÍCH VĂN HỌC
Ví dụ thứ nhất: Phân tích bài thơ “Thăng Long thành hoài cổ” của Bà Huyện Thanh Quan. - “Những bài làm văn mẫu lớp 11”, mở bài viết: “Hoài cổ” là nhớ xưa. “Thăng Long thành hoài cổ” là trước cảnh thành Thăng Long nhớ về xưa. Nguyễn thị Hinh quen gọi là Bà Huyện Thanh Quan, quê làng Nghi Tàm ven Hồ Tây, là người Thăng Long, đất kinh kỳ bao đời. Bà lại có học thức và lịch duyệt. Trước những thăng trầm của đất nước ở thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, nhìn cảnh. | MỘT VÀI VÍ DỤ VỀ PHÂN TÍCH VĂN HỌC Ví dụ thứ nhất Phân tích bài thơ Thăng Long thành hoài cổ của Bà Huyện Thanh Quan. - Những bài làm văn mẫu lớp 11 mở bài viết Hoài cổ là nhớ xưa. Thăng Long thành hoài cổ là trước cảnh thành Thăng Long nhớ về xưa. Nguyễn thị Hinh quen gọi là Bà Huyện Thanh Quan quê làng Nghi Tàm ven Hồ Tây là người Thăng Long đất kinh kỳ bao đời. Bà lại có học thức và lịch duyệt. Trước những thăng trầm của đất nước ở thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 nhìn cảnh Thăng Long bà động lòng nhớ cổ thương kim là chuyện dĩ nhiên và dễ hiểu Tạo hóa gây chi cuộc hý trường Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương. Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo Nền cũ lâu đài bóng tịch dương. Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt Nước còn cau mặt với tang thương. Ngàn năm gương cũ soi kim cổ Cảnh đến người đây luống đoạn trương . Chữ nghĩa bài thơ đã khái quát cả thời đại non một kiếp người. Sự suy thoái của chế độ phong kiến Đàng ngoài lẫn Đàng Trong đã đến tận cùng bế tắc phản động sụp đổ. Sụp đổ rồi gượng dậy để đi đến phản động hơn và cuối cùng là đầu hàng mất nước. - Bài Thăng Long thành hoài cổ của Bà Huyện Thanh Quan chỉ đọc qua một lần nhưng cái điệu thơ hồn thơ làm ta bâng khuâng mãi Tạo hóa gây chi cuộc hý trường Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương. Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo Nền cũ lâu đài bóng tịch dương. Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt Nước còn cau mặt với tang thương. Ngàn năm gương cũ soi kim cổ Cảnh đất người đây luống đoạn trường . Nữ sĩ sống trong nửa đầu thế kỷ 19 ở nước ta. Bà chỉ để lại khoảng 6 bài thơ Nôm thể thất ngôn bát cú Đường luật. Qua Đèo Ngang Chiều hôm nhớ nhà Thăng Long thành hoài cổ Chùa Trấn Bắc . là những bài thơ tuyệt bút. Ngôn ngữ trang nhã giọng thơ du dương điệu thơ chậm và buồn màu sắc cổ kính tài hoa. là phong cách thơ của nữ sĩ. Làng Nghi Tàm ven Hồ Tây là quê cha đất tổ của Bà Huyện Thanh Quan xuất thân trong một gia đình quý tộc đời Lê nên Thăng Long mãi mãi đẻ lại trong tâm hồn nữ sĩ những tình cảm vô cùng sâu sắc. Đầu thế kỷ 19 Phú Xuân trở thành kinh đô .
đang nạp các trang xem trước